Tiên Phật Hợp Tông Ngữ Lục

Bửu Minh Đàn - Chiếu Minh Vô Vi
Tiên Phật Hợp Tông Ngữ Lục
Tác giả : Xung Hư Tử
Tựa
Xung Hư Tử làm bài tựa rằng : Quả vị của người tu Tiên là liễu chứng trường sanh. Quả vị của người tu Phật là liễu chứng vô sanh. Mà liễu chứng vôsanh lấy liễu chứng trường sanh làm hạt giống, liễu chứng trường sanh lại lấyliễu chứng vô sanh làm trước sau, do vậy mà gọi là tính mệnh song tu. Nay ta thuật riêng tông này, quyết ý tại Tiên tông, còn nói đến Phật tông chỉ là nêu ra để so sánh mà thôi, nên gọi là hợp tông. Vì muốn cho thiên hạ đời sau đồng chí, thánh chân hiểu được cốt yếu huyền vi của tính mệnh song tu. Trước kia đã nói “Thiên Tiên Chánh Lý Trực Luận” 9 chương mở bày nẽo Tiên, thứ tự rõ ràng. Nay nói thêm “Tiên Phật Hợp Tông Ngữ Lục” 9 chương, ý thứ nhất là để chỉ
bày rõ các bí pháp chưa nói ra trong “Trực Luận”, một ý nữa là nói hết những điều chưa truyền về thiên cơ. Có 6 món, là huyền trong huyền, diệu trong diệu
ngày nay đều chỉ rõ. Được 6 món đó, ráng mà lo tinh tiến tu hành, thành Tiên, thành Phật, để không phụ tấm lòng khó nhọc độ đời của ta nhé !
Thời Đại Minh, niên hiệu Vạn Lịch, đời vua Trung Tuấn Đế, Cát Vương Quốc Sư Duy Ma Đại Phu Tam Giáo là người ở Nam Xương huyện, đạo hiệu Xung Hư Tử, tên là Ngũ Thủ Dương thuật.








Tiên Phật Hợp Tông Ngữ Lục
Đệ Nhất
Tối Sơ Hoàn Hư
Thái Hòa hỏi rằng :” Trong “Trực Luận“ có nói : Luyện Kỷ trước phải hết lòng dứt trừ ngay mọi mầm móng vọng niệm. Lại nói : không Luyện Kỷ, ắt khó thành huyền công. Mong được chỉ rõ các yếu lý của Luyện Kỷ này. Trước nghe nói : bắt đầu Luyện Kỷ, chẳng qua là bước đường nhập môn vào Đạo, nhưng cần yếu là Hoàn Hư, cách vào có then chốt sâu xa. Xin được chỉ rõ lý Hoàn Hư phải như thế nào ? ”
Đáp : “Người học đạo Nho có tâm pháp Chấp Trung, người theo đạo Tiên có tu trì Hoàn Hư. Trung là tính thể của hư không, Chấp Trung là công dụng của Hoàn Hư. Riêng người tu theo Tiên Phật, trước hết phải Hoàn Hư tận tính đến thuần nhất. Vì tâm người đời sai lệch với tánh thể hư không, trùng trùng chẳng an, sống chết trôi lăn, không có ngày ra khỏi. Cho nên theo pháp tu Tiên, trước phải hết lòng chuyên chở mối đạo mà cố gắn chuyên tâm để tu Hoàn Hư. Hư ấy như trước khi hồng loan chưa phân, thuở ban sơ vô cực. Khi đó chưa có trời, đất, núi, sông; cũng không có ta, người, côn trùng, thảo mộc. Vạn tượng không không, tuyệt không mầm móng, tạm so sánh với tính thể bổn lai vậy. Hoàn Hư là quay về thuở ban sơ không cực, trở lại tính thể bổn lai đó.”
Hỏi : “Còn tu trì thì như thế nào, có phải trước hết dụng công dứt trừ theo Hoàn Hư hay không ? ”
Đáp : “Công phu Hoàn Hư riêng dùng tại đối cảnh vô tâm. Như thấy trời đất mà không phân biệt hình thể của trời đất. Thấy núi sông không phân biệt dấu vết của núi sông. Thấy ta người, không phân biệt tướng mạo của ta người. Thấy côn trùng thảo mộc, không phân biệt sắc thái của côn trùng thảo mộc. Vạn tượng không không, 1 niệm chẳng khởi. 6 căn đại định, 1 hạt bụi cũng không nhiễm đến. Ngay đó mới là tính thể bổn lai hoàn toàn. Hoàn Hư như vậy thì tâm quá khứ không thể đến được, tâm hiện tại không thể đến được, tâm vị lai cũng không thể đến được. Đốn chứng tối thượng nhất thừa, sao phải tu Luyện Kỷ là pháp tu từng bước vậy ?
Phật tông nói : ”Vô căn quang trung thường tự tại.” (cái thấy biết vượt ngoài 6 căn thường được tự tại). Lại rằng : ”1 niệm chẳng sanh toàn thể hiện, 6 căn vừa động bị mây che .” Hợp với tông này vậy.”








Tiên Phật Hợp Tông Ngữ Lục
Đệ Nhị
Chân Ý
Hỏi : “Trong “Trực Luận“ nói „Phản quan nội chiếu, ngưng Thần nhập nơi Khí huyệt.‟ Xin được chỉ rõ về phản quan nội chiếu.”
Đáp : “Phản hiện nội chiếu, là diệu dùng của Chân Ý. Nguyên Thần chẳng động làm thể, Chân Ý cảm thông làm dụng. Nguyên Thần, Chân Ý, gốc là một vật. Nói Thần cũng được, nói Ý cũng được. Chân Ý là hư trung chánh giác, chính là cái hay biết vậy. Phản quan nội chiếu là phản hồi Chân Ý đang rong ruổi bên ngoài đem soi chiếu ngược lại vào trong. Vào thời gian luyện Tinh, Chân Ý quan chiếu đến nơi luyện Tinh 100 ngày. Vào thời gian luyện Khí, Chân Ý quan chiếu đến nơi luyện Khí 10 tháng. Vào thời gian luyện luyện Thần, Chân Ý quan chiếu đến nơi luyện Thần 3 năm. Đó là đại ý của phản quan nội chiếu.”
Hỏi : “Còn ngưng Thần nhập Khí huyệt là sao ? ”
Đáp : “Vào thời gian luyện Tinh, có công pháp hành trụ khởi chỉ (làm, thôi, phát khởi, dừng lại).
Hành là hái giữ (thái thủ), là vận hơi thở để hội Chân Ý của Thần Khí. Trụ là niêm gói thấm nhuần (phong mộc), là dừng thở để phục Chân Ý của Thần Khí.
Khởi thì sau khi thái phong, Chân Ý vận hơi thở, hợp Thần Khí đến trong 12 giờ, bắt đầu giờ Tý thì khởi hỏa. Chỉ thì như từ ngày dư của năm nhuận về sau, Chân Ý dừng hơi thở (đình tức)! Hợp Thần Khí đến gốc rễ Hoàn Hư mà dừng lửa (chỉ hỏa). Có thể thấy Hành Trụ Khởi Chỉ, đều lấy Nguyên Thần ngưng hợp vào Khí. Đó là ngưng Thần nhập Khí huyệt. Bởi vì không thể riêng lẻ vậy. Từ khi Đại Dược phục thực về sau, phải nên định giác nơi hư cảnh của đình huyệt. Tuy vòng có 360 thiên thời, nếu chưa được ngay đó nhanh một mạch thì phải lìa chỗ kết thai. Nếu không ngưng Thần nhập Khí huyệt, thì không được vậy. Mà Chân Ý có công phu kiêm dùng cả động và tĩnh, có công phu chuyên tĩnh chẳng động,
cần phải biết đó.
Sao là công phu kiêm dùng cả động và tĩnh ? Khi mới bắt đầu luyện Tinh, Chân Ý thái luyện thuộc động, phong mộc thuộc tĩnh. Tam niên nhũ bộ, Chân Ý xuất thu thuộc động, quy cung Hoàn Hư thuộc tĩnh. Đó là công phu kiêm dùng cả động và tĩnh. Sao là công phu chuyên tĩnh chẳng động ? Giữa khi luyện Khí, chỉ riêng có Thần ý định giác nơi hư cảnh của đình huyệt, lấy kết thai làm chủ. Nhâm đốc 2 Khí có không tự nhiên, mà chẳng trứ ý nơi có không của 2 Khí. Có thể thấy 10 tháng thường tĩnh, không có một chút biến dời. Đó là công phu chuyên tĩnh chẳng động. Tiến thêm mà nói : tam niên nhũ bộ, giữ cho tột mức Hoàn Hư. Tuy Chân Ý 1 xuất 1 thu, mà thật chẳng trứ ý nơi xuất thu, thì xuất cũng tĩnh, thu cũng tĩnh, ấy chính là chuyên tĩnh chẳng động.”
Hỏi : “Động tĩnh thích nghi, tự hợp diệu cơ. Nếu mà mất Chân Ý, lỗi ấy thế nào ? ”
Đáp : “Trong khi luyện Tinh, nếu mất Chân Ý, thì không thể chiêu nhiếp nhị Khí hợp Thần quy định nơi huyền căn, để góp chứa Dương mà dùng. Trong khi luyện Khí, nếu mất Chân Ý, thì không thể bảo hộ nhị Khí quy định trong thai để chứng quả thuần Dương. Trong khi luyện Thần, nếu mất Chân Ý, thì không thể dời Thần quy định nơi nê cửu. Lại dè dặt xuất nhập nơi thiên môn, để làm công phu nhũ bộ. Theo đó ta có bài tụng như sau :
Dương Khí sanh lai trần mộng tỉnh, Nhiếp Tinh hợp tính quy kim đỉnh.
Vận trù tam bách túc Chu Thiên, Phục Khí tứ thời quy tĩnh định.
Thất nhật thiên tâm Dương lai phục, Ngũ long phủng thượng côn lôn đính.
Hoàng đình thập nguyệt túc linh đồng, Đỉnh môn xuất nhập (Dương Thần) tam niên chỉnh.
Khuất chỉ tòng tiền na lục công, Bàn bàn Chân Ý vi cương lĩnh.
Cửu niên đả phá thái hư không, Khóa hạc thừa loan nhâm du sính.
Trong bài ta vừa tụng có nhắc đến Dương Quang 3 lần, đều nhắc là : chẳng
lìa Chân Ý, công dụng của Chân Ý lớn lắm thay! Nên biết tu về Chân Ý phải
không so đo thiệt hơn, so đo thiệt hơn không phải là Chân Ý. Phật tông nói : Nghĩ nghị thì sai, so đo thì lầm. Hợp cùng tông này vậy.”








Tiên Phật Hợp Tông Ngữ Lục
Đệ Tam
Thủy Nguyên Thanh Trọc, Chân Đan Huyển Đan Hỏi :” Trong “Trực luận” có nói : chẳng biết phân biệt trước sau thanh trọc, chẳng thể thái thủ chân Khí. Là tại sao vậy ? ”
Đáp : “Trước sau thanh trọc, là phân biệt nguồn nước. Chân đan, huyễn đan có chỗ khác nhau.”
Hỏi : “Gọi là đan, đều do từ Dương Tinh mà thành, sao lại có chân huyễn sai biệt vậy ? ”
Đáp : “Nguồn nước còn có cách lọc cho sạch, thì thành đan sao lại không có chân huyễn khác biệt ? Nếu trúc cơ bị mờ tối, thì chân sẽ theo huyễn, có dụng công cũng chẳng được kết quả gì. Nay nói rõ là : phàm có niệm lự tồn tưởng, tri kiến thấy nghe, đều thuộc hậu thiên, là nguồn nước bẩn. Dương Tinh theo nguồn nước bẩn mà sanh, do đó mà hái giữ (thái phong) để luyện, chẳng hợp huyền diệu thiên cơ, rốt cuộc thành huyễn đan, là do lấy nguồn nước bẩn đó. Nếu không niệm không lự, chẳng thức chẳng tri, giờ giờ thường hư cực tĩnh đốc là thuộc Tiên thiên, là nguồn nước trong. Dương Tinh theo nguồn nước trong mà sanh, do đó mà hái giữ (thái phong) để luyện, kiêm hợp huyền diệu thiên cơ,
trọn thành chân đan, nhờ lấy nguồn nước trong đó. Phàm Dương Tinh theo nguồn nước trong mà sanh, thì thu hái để luyện. Nếu Dương Tinh sanh từ nguồn nước bẩn, Khí ấy chẳng nên hái. Để thành tối sơ Hoàn Hư, phải hái luyện Dương Tinh để tựu được chân đan, mà không được phạm cái sai của huyễn đan.
Xưa có nói : "Muốn luyện dược trước phải tu học luyện tâm cho đầy đủ", chính là lời nhắc phải xem nguồn nước sạch hay bẩn. Phật tông nói : „Tâm trọc chẳng thanh, giáng bồ đề chủng. ‟ (Tâm bẩn chẳng trong sáng thì hạt giống bồ đề bị rơi mất). Hợp cùng tông này vậy.




Tiên Phật Hợp Tông Ngữ Lục
Đệ tứ
Hỏa Túc Hậu Chỉ Hỏa Cảnh
Thái Đại Dược Hậu Thiên Cơ
Hỏi :” Trong “Trực luận” nói là „300 Chu Thiên, do có phân số nhuận dư. 1 trạng thái (hậu) huyền diệu cơ, đồng đến 300 hậu.‟ Nghĩa ấy thế nào ? ”
Đáp : “Lời ấy nói về tình trạng khi hỏa đủ. Chỗ nói 300 Chu Thiên là 300 vòng hạn số vi diệu vậy. Muốn cho người biết trạng thái hỏa đủ, ngay khi đựơc Chu Thiên huyền diệu cơ đủ đến 300 làm hạn số vậy. Phàm hành hỏa Tiểu Chu Thiên, có thiện hành hỏa mà cũng có chẳng thiện hành hỏa. Thiện hành hỏa là nguồn nước sạch trong, hái giữ (thái phong) theo pháp, luyện dừng hợp độ, tâm chẳng tán loạn, ý không hôn trầm, lấy đến 300 số hơi thở, hỗn hợp Thần Khí, quán xuyến trước sau. Một Chu Thiên đó đã được Chu Thiên huyền diệu cơ vậy. Chẳng thiện hành hỏa là nguồn nước bẩn đục, hoặc pháp hái giữ (thái phong) luyện dừng sai độ, vì hôn trầm tán loạn, lấy đến 300 số hơi thở, đứt mà nối lại, Thần Khí chẳng đều, lúc lìa lúc hợp. Một Chu Thiên như thế đã mất huyền diệu cơ. Trừ ra bị mất Chu Thiên huyền diệu cơ chẳng kể, riêng chỉ tính Chu Thiên huyền diệu cơ, cần phải đủ 300 hậu làm hạn số, ngay khi hoả đủ là lúc dừng hỏa. Đó là chứng tích ở bên trong vậy. Do vậy rùa co lại chẳng cử, cảnh tịnh Dương Quang hiện lần 2, là trạng thái hỏa đủ, là lúc dừng hỏa. Cũng có hình tướng bên ngoài vậy. Nên Phật có câu “Đảo khước môn tiền sát can trứ” (trước tháp Phật đầu sào xoay lại), lại có câu “Thành tựu Như Lai mã âm tàng tướng”, đều chỉ rùa co đầu lại làm chứng minh vậy. ‟Lại có câu : “Bảo thắng Như Lai phóng quang động địa”, cùng nói về Dương Quang phát hiện làm minh chứng vậy.
Hỏi : “Lúc Dương Quang phát hiện thì theo chỗ nào mà hiện ? ”
Đáp : “Khoảng giữa 2 mắt gọi là minh đường, là nơi Dương Quang phát hiện. Lúc Dương Quang phát hiện, hoảng hốt như điện xẹt, từ hư thất phóng ra dãy ánh sáng trắng. Trong lúc luyện Tinh, thì có cảnh Dương Quang hiện lần 1. Khi đó hỏa hậu chưa tròn, dâm căn chưa co lại. Một khi gặp Dương sanh, thì ngay đó hái luyện, vận 1 Chu Thiên. Lấy để hái luyện nhiều lần, chu lại phục chu, tĩnh lại phục tĩnh, cho đến khi tròn 300 vòng diệu là đủ hạn số đó. Hạn sổ đã đủ, thì nên nhập định để bồi dưỡng chân Dương, đợi Dương Quang hiện lần 2. Do trong khi tĩnh định, thấy mi gian lại phát điện quang, từ hư thất phóng ra dãy ánh sáng trắng. Đó là Dương Quang hiện lần 2. Đúng là lúc phải dừng lửa,
là trạng thái dừng lửa đó. Khi ấy 300 vòng diệu Chu Thiên hạn số vừa vặn tròn đủ. Bên ngoài thì rùa co lại chẳng cử, thứ tự trình nghiệm như vậy. Trong ngoài gồm có 3 việc thì việc thứ hai đã xong.”
Hỏi : “Ba việc theo thứ tự mà đến, tại sao lại có sai vì hành hỏa ? ”
Đáp : “Lúc đó động Khí tuy không vọng trì nơi thận khiếu, mà sanh cơ gần nội động đến Khí căn. Khi Khí cơ phát động, hoặc 1 động hoặc 2 động, cũng có chỗ hữu sự. Kia nếu mờ mịt chẳng rõ, biết có 2 động, đều có thể hái, mà lại giữ chẹn việc hành thái luyện thì có nguy hại vậy.”
Hỏi : “Muốn tránh điều nguy hại ấy, để được hiểu kỹ nơi lý hiển nghiệm xin lão sư dạy rành mạch cho.”
Đáp : “Trúc cơ sắp thành, Tinh tận thành Khí, vừa khéo hạn số tròn đủ. Hạn số đủ, thì hỏa đủ, bước đường đã vững. Nhiếp động Khí ấy, ngưng thành đan dược, có thể thấy dâm căn như rùa co đầu lại. Đến như vậy thì đan dược sẽ thành, đủ để làm vậy. Dương quan đã đóng, không nẽo để thông, mà được dâm căn tuyệt không cử động. Nếu thật chẳng động thì không Tinh có thể luyện, thì hỏa đang dừng ấy đủ để làm vậy. Chỗ chứa Dương Khí tận phục Khí căn, mà được Dương Quang hiện lần 2. Quang đã hiện lần 2, thì Dương Khí có thể định đến Khí căn, đủ để làm vậy. Khi Dương Quang hiện lần 2, gấp có động cơ, cũng lui hỏa ấy (diệc khứ kỳ hỏa), thì nên nhập định để bồi dưỡng chân Dương, đợi Dương Quang hiện lần 3. Do trong khi tĩnh định, thấy mi gian lại phát điện quang, từ hư thất phóng ra dãy ánh sáng trắng. Đó là Dương Quang hiện lần 3. Chân Dương đoàn tụ, Đại Dược thuần kiền, mà được Dương Quang tam hiện. Dương Quang đã hiện 3 lần, thì trong Khí căn có Đại Dược có thể thái, đủ để làm vậy. Cần yếu là dừng lửa, từ khi Dương Quang nhị hiện về trước, cho đến tam hiện lần cuối. Khi nhị hiện, tam hiện đều gọi là cảnh dừng hỏa (chỉ hỏa cảnh). Trạng thái dừng hỏa (chỉ hỏa hậu), riêng có Dương Quang tam hiện, vừa
kiêm tên thái Đại Dược cảnh và thái Đại Dược hậu vậy.”
Hỏi : “Hành hỏa đến khi Dương Quang hiện lần 4, dẫn đến nghiêng đổ, là sao ? ”
Đáp : “Đó là do chẳng theo pháp để dừng, vọng tự hành hỏa vượt quá mức vậy. Chẳng biết Dương Quang hiện lần 3, Đại Dược có thể hái được. Nếu hành hỏa đến khi hiện lần 4, thì Đại Dược lẽ ra có thể định ấy lại theo hỏa chẳng định mà chạy thoát ra ngoài, hóa làm Tinh hậu thiên hữu hình. Có thể không răn dè sao ? Phật tông nói : „Như Lai thiện hộ bảo châu, tự nhiên phóng quang có lúc. Hợp cùng tông này vậy.”
























Tiên Phật Hợp Tông Ngữ Lục
Đệ ngũ
Thất Nhựt Thái Đại Dược Thiên Cơ
Hỏi : “Trong “Trực Luận” nói chỗ „Thất nhật thiên cơ truyền miệng, để hái đại dược. ‟ chưa rõ Đại Dược sao lại phải hái đến 7 ngày ? ”


Đáp : “Khi Dương Quang hiện xong lần 3, Thuần Dương Chân Khí đã ngưng tụ đến trong đỉnh, nhưng ẩn mà chẳng xuất. Phải dụng công phu hái 7 ngày, bắt đầu thấy trong đỉnh hỏa châu thành hình. Nội động nội sanh, chẳng theo bên ngoài, nên gọi Chân Diên Nội Dược, lại có tên Kim Dịch Hoàn Đan, lại có tên Kim Đan Đại Dược. Tên có nhiều, nhưng chỉ có 1 Chân Dương, là nghĩa 7 ngày lai phục vậy.”


Hỏi : “Thái Đại Dược thiên cơ, cầu lão sư dạy cho.”


Đáp : “Nói về khi bắt đấu hái (thái), hỏa của hô hấp tự hay vận động bên trong. Nhâm hỏa tự vận, tuyệt chẳng đeo bám (trứ) ý nơi hỏa, cũng chẳng giữ (trì) ý nơi hỏa, mà nên hợp huyền diệu cơ của hỏa vậy. Ngay đó dùng hỏa, ngay đó do ngươi định liệu, công phu chuyên dùng mắt để chiếu soi. Ban ngày, dùng mắt chiếu soi chuyên nhìn vào Trung Điền. Đêm đến cũng dùng ánh sáng 2 mắt, giữ mà chẳng lơi. Như vậy mà hái, Đại Dược tự sanh. “Âm Phù Kinh” nói „Cơ tại mục‟ là như vậy.”


Hỏi : “Thiên cơ đã nói rõ, còn cái lý hái mà được sanh, cầu bề trên dạy cho.”
Đáp : “Cái lý hái mà được sanh có 4 thuyết là lấy : giao cấu mà sau sanh, câu dẫn mà sau sanh, tĩnh định mà sau sanh và tức định mà sau sanh.”


Hỏi : “Sao là giao cấu mà sau sanh ? ”
Đáp : “Không Thần trong tâm, gồm hỏa vô hình. Nguyên Khí trong thận, gồm thủy vô hình. Hỏa Thần vô hình trong tâm nhân do chuyên tâm chiếu soi mà được ngưng đến trên, thì thủy Khí vô hình trong thận tự nhiên được đun nấu bay lên, cùng Nguyên Thần giao cấu mà không ngăn cách trên dưới vậy. Lấy thủy hỏa vô hình giao cấu ở trên, góp chứa lại thì Khí thuần Dương tự nhiên hợp thành đại dược, như hình hỏa châu phát lộ đến dưới vậy. Như thiên địa nhân hòa hợp, vạn vật hóa sanh. Giúp vô hình mà hay sanh hữu hình là lý tự nhiên vậy.
Xưa rằng : „Huyền hoàng nếu đã không giao cấu, sao được tòng theo khảm dưới bay ? ‟ là nghĩa này vậy.”


Hỏi : “Sao là câu dẫn mà sau sanh ? ”
Đáp :”Hai mắt chiếu soi ánh sáng là chỗ gởi của Chân Ý trong Thần. Chiếu soi đến được nơi đó, Chân Ý được yên. Chân Ý thuộc thổ, thổ được dụ là hoàng bà ở trung cung, hoàng bà là môi chước để câu dẫn. Hoàng bà câu dẫn đến trên, thì Đại Dược tự noi theo mà xuất hiện đến dưới. Xưa nói : „Trung cung thai tức hào hoàng bà ‟, cũng cùng nghĩa đó vậy.”


Hỏi : “Sao là tĩnh định mà sau sanh ? ”
Đáp : “Nguyên Thần nhân ánh sáng 2 mắt chuyên nhìn về chỗ gốc của thổ mà được định cơ, thì Nguyên Khí cũng ngưng đến hạ bổn vị mà được định cơ. Thần Khí cùng được định cơ, do vì Nguyên Khí thành hình, nhân định mà sanh động. Do động đến trong, sanh đến trong.
Xưa nói : “Hái chân diên đến trong chẳng động”, lại nói “Chẳng định thì Dương chẳng sanh”, là nghĩa đó vậy.”


Hỏi : “Sao là tức định mà sau sanh ? ”
Đáp : “Hậu thiên ấy tự vận hỏa, cũng được định cơ vậy. Tiên thiên nguyên chủng, Nguyên Khí do mắt thường chiếu soi mà được định cơ đến trên dưới bổn vị, thì hậu thiên tự vận hỏa cũng do Thần Khí định cơ mà có chỗ nương về, tự nhiên phục định đến Khí căn, mà không trên dưới vận hành vậy. Chân tức một khi định, Đại Dược tự sanh. Chân tức chẳng định, Đại Dược tất chẳng sanh vậy.
Xưa nói : Định tức thái chân diên”, cũng cùng nghĩa đó. Đó là 4 thuyết đều lấy chiếu soi mà chiêu nhiếp, đều là sanh ý của ngươi vậy. Tích Khâu tổ tương truyền bài kệ : “Kim đan Đại Dược chẳng khó cầu, ngày ở Trung Điền đêm giữ lại. Thủy hỏa tự giao không trên dưới, một đoàn sanh ý tại đôi ngươi (soi chiếu). ‟ Bài kệ chỉ có vậy thôi! nên biết khi Đại Dược sanh, 6 căn trước tự chấn động. Đan Điền lửa dậy, 2 thận nước sôi, mắt thổ kim quang, sau tai gió thổi, sau não có tiếng chim Thứu kêu vang, trong thân nước mũi rút lại, đều là cảnh được dược vậy. Đại khái hái dược đến 3 hay 4 ngày, thì trong các lúc chân định, cùng định, chưa định; được dược 6 cảnh, theo thứ tự mà hiện. Nếu hái dược đến
khoản 5 hay 6 ngày, thì Chân Ý nhất định, mà lấy Đại Dược sanh. Đến 7 ngày cũng vậy. Phật tông nói : „Thiên nữ hiến hoa. ‟Lại nói : „Long nữ hiến châu.
‟Hợp cùng tông này vậy.”






Tiên Phật Hợp Tông Ngữ Lục
Đệ thất
Thủ Trung
Hỏi : “Trong “Trực luận” nói rằng „muốn cùng Khí ấy luyện để hóa Thần, phải cùng Khí ấy hợp Thần mà luyện.‟ Sao lại phải cùng Khí ấy hợp Thần mà luyện vậy ? ”


Đáp : “Đã hái được kim đan đại dược, nghịch vận hà xa nhập đến trong Thần thất rồi. Nếu Thần quang chẳng chiếu, thì Đại Dược chẳng phối ngẫu mà tất cả đều sai lệch, nên phải dùng Nguyên Thần làm chỗ để Đại Dược quay về tựa nương, lấy Đại Dược để cho Nguyên Thần điểm hóa, cùng với tịch chiếu chẳng lìa, thì Dương Khí tự hay phát sanh, cùng chân tức tương vận đến Thần thất, mà Nguyên Thần được bồi dưỡng để cùng luyện vậy.”

Hỏi : ”Sao là cùng với Khí ấy luyện để hóa Thần vậy ? ”

Đáp : “Đại Dược được hỏa Khí cùng chuyển đến Thần thất, thì hay điểm hóa Âm trong Thần, Âm Thần được giáng phục, mà niệm lự chẳng khởi. Lại hay bồi bổ Dương trong Thần, Dương Thần giúp thêm cho Dương càng sáng, mà mê ngủ không còn. Chẳng luyện Khí hóa Thần thì chẳng được vậy.”

Hỏi : “Trong “Trực luận“ có nói „Phục Khí đến Đan Điền Khí huyệt mà kết thai ‟, mà chánh văn lại nói „Đại Dược chuyển về Hoàng Đình là chỗ kết thai.‟ Khí huyệt gồm Hạ Điền, Hoàng Đình gồm Trung Điền sao lại nói chỗ kết thai ở 
2 điền khác nhau ? ” 
Đáp : “Bắt đầu hành Đại Chu Thiên hỏa, Nguyên Thần tuy đến ở Trung Điền, lại liên hợp Hạ Điền. Nhị Khí đều có diệu dụng, tất Nguyên Thần tịch chiếu đến Trung Hạ nhị điền, cùng dung hợp, hóa thành cảnh hư không lớn, khiến nhị Khí trợ Thần kết thai, mà nhị điền đều là chốn an ổn. Nếu chỉ giữ quan hệ đến 1 điền, thì Thần bị trệ ngại, mà mất đi công dụng của Đại Viên Kính Trí, là điều chẳng nên vậy.” 


Hỏi : “Trong “Trực luận“ nói về lý Thủ Trung, mong được dạy rõ.”
Đáp : “Trung ấy chẳng phải là ở giữa của 2 bên, mà Trung là ở trong hư không. Thủ không phảỉ là bắt giữ, mà Thủ là Trí Hư vậy. Thủ Trung là chẳng bám chấp (trứ) ý đến nhị điền, cũng chẳng buông thả (túng) ý ngoài nhị điền. Là 
chỉ Nguyên Thần tịch chiếu nhị điền thành 1 hư cảnh vậy. Hay giữ cái thể Trung ấy, „1 niệm chẳng sanh, tịch nhiên chẳng động. Giữ cho đến khi ăn uống chẳng cần, mê ngũ toàn không, cũng tu đến chẳng lìa, đến lúc tâm toàn vắng lặng (tịch) vậy. Hay đến chỗ tận trung thì linh quang chẳng mờ, vượt thoát trần căn. Thẳng đến nhị Khí đều chẳng còn, niệm không sanh diệt, cũng tu đến chẳng lìa, đến tâm Thần sáng tỏ thông suốt trọn vẹn (chiếu) vậy. Theo đó tác dụng chẳng phân, tịch chiếu cùng dùng. Suốt 10 tháng dưỡng thai cốt yếu là như vậy.”


Hỏi : “Trong “Trực luận” nói thai, lại nói thai tức, lại nói chân thai tức, xin thầy chỉ cho chỗ khác biệt.”
Đáp : “Trong 10 tháng then chốt, có Nguyên Thần tịch chiếu, làm chủ trì cho nhị Khí, nên gọi là thai. Có nhị Khí vận hành, lấy làm Nguyên Thần trợ dưỡng, nên gọi thai tức. Quên đi nhị Khí vận hành, trợ dưỡng tích lũy, mà thai Thần trọn về đại định, nên gọi chân thai tức vậy.”


Hỏi : “Xin nói rõ về Đại Chu Thiên hỏa hậu.”
Đáp : “Từ khi phục thực Đại Dược về sau, tam quan cửu khiếu đều được khai thông. Nên biết từ đó về sau nhị Khí thường sanh tự hay vận chuyển để thông đường chánh, phục thực đến hư cảnh ở 2 điền mà bồi dưỡng Nguyên Thần. 1 thăng 1 giáng tuần hoàn chẳng dừng rất là tự nhiên vậy. Có thể thấy hỏa lúc đó, tự chẳng dùng ý dẫn hỏa. Hỏa chẳng dùng ý dẫn, nếu lại khởi ý đeo bám đến hỏa sẽ làm ngưng trệ đến Nguyên Thần đại định vậy ? Duy phải chẳng thấy 
có tướng của hỏa, hợp chẳng có chẳng không văn hỏa mà làm Đại Chu Thiên hỏa hậu vậy. Ngoài Nguyên Thần tịch chiếu đến hư cảnh của 2 điền, lại còn được nhị Khí thường thường phát sanh, vận dưỡng chẳng dừng vậy” .




Hỏi : “10 tháng then chốt ấy trãi qua từng tháng đều có cảnh nghiệm, xin được dạy rõ.”
Đáp : “Lúc bắt đầu nhập định, định được 3 tháng, thì nhị Khí máy động rất nhỏ. Có nhận được động nhỏ đến hư cảnh ở rốn. Nếu giữ định được đến 4 hay 5 tháng, thì nhị Khí nhân Nguyên Thần tịch chiếu, mà đến quẻ phục, tự tận hết 
vọng trần mà đều về định diệt. Nguyên Thần nhân Nguyên Khí bồi đắp mà đến Dương minh, chẳng còn mê ngũ mà được chứng chân không. Nhị Khí cùng dừng, thực tính đã tuyệt, riêng chỉ còn 1 Nguyên Thần tịch chiếu, là chủ thai 
Tiên vậy. Giữ định đến khoảng 6, 7 tháng, chẳng khởi tâm, chẳng sanh diệt, cũng không giữ mà không còn mê ngủ. Giữ đến khoảng 8, 9 tháng, thì tịch chiếu đã lâu, 100 mạch đều dừng. Giữ đến 10 tháng thì đã đủ thuần Dương, Thần về 
đại định. Đến đó định hay sanh tuệ, tự có 6 thông ứng nghiệm. 6 thông là : Lậu Tận thông, thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, túc mệnh thông, tha tâm thông, Thần cảnh thông vậy. Trước lúc luyện Tinh có Lậu Tận 1 thông, đến đây có 
thêm 5 thông sau ứng nghiệm. Thiên nhãn thông, thì hay thấy việc trên trời. Thiên nhĩ thông, thì hay nghe được tiếng trời. Túc mệnh thông, thì hay hiểu việc đời trước. Tha tâm thông, thì biết việc sắp tới. Riêng Thần cảnh 1 thông, là thức Thần dùng sự. Nếu chẳng hay bảo vệ tâm quân, thì bị thức Thần chuyển dời, đến tự cho là tu xong, chứng được, mà ma hoan hỉ đến ở lâu trong tâm. Do vậy mà nói nhân gian họa phúc, nói vị lai sự cơ, tai họa đến chẳng nhẹ vậy. Riêng chỉ có tuệ mà chẳng dùng, thì hay chuyển thức thành trí, mới được chứng quả thai tròn 
vậy. Xưa nói : ‟ trong 30.000 giờ không gian đoạn, hành hành tọa tọa chuyển phân minh. ‟ chính là chỗ phát minh 10 tháng dưỡng thai, chỉ tại công phu miên mật tịch chiếu mà được vẹn toàn đó. ‟



Hỏi : “Trong “Trực luận” phần chú có nói là : Mão Dậu Tý Ngọ thì thôi Mộc Dục, mà vào cửa đầu Tiên Hoạt Tý Thời có dùng Mộc Dục. Lại trong khi 10 tháng cũng có dùng Mộc Dục, gồm cơ phòng nguy lự hiểm. Xin thầy chỉ rõ.”

Đáp : “Ngũ hành đều có chỗ trường sanh (trường sanh vị), như Trường Sanh, Mộc Dục, Quan Đái, Lâm Quan, Đế, Vượng, Suy, Bệnh, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng. Từ Dần đến Hợi là trường sanh vị. Hỏa trường sanh tại Dần, Mộc Dục tại Mão, tử tại Dậu. Thủy thổ trường sanh tại Thân, Mộc Dục tại Dậu, tử tại Mão. Kim trường sanh tại Tị, Mộc Dục tại Ngọ, tử tại Tý. Mộc trường sanh tại Hợi, hưu dục tại Tý, tử tại Ngọ. Lại Mão Dậu Tý Ngọ là Mộc Dục vị, cũng là tử 
mà chẳng động vị vậy. Khi ấy nên tẩy tâm quét sạch mọi toan tính là việc trước hết của Mộc Dục, 2 Khí chẳng động làm Mộc Dục chánh công ; lại nên biết chân Khí nấu nung, cũng là nghĩa Mộc Dục vậy. Phòng nguy lự hiểm là phòng 
việc chẳng tẩy tâm để quét sạch niệm lự vậy. Nếu chẳng tẩy tâm để quét sạch niệm lự, thì khó được chân Khí huân chưng để được hiệu nghiệm của 2 Khí chẳng động. Nghĩa Mộc Dục cũng được dùng tại công phu miên mật tịch chiếu. 
Trong “Trực luận“ có nói : có dục phải biết dục ấy như bọt nổi trên sóng, có thể xem ngữ lục để khảo sát toàn bộ cơ ấy. Rút ra trong 1 năm Mộc Dục phòng nguy hiểm cũng là chỗ đó.”


Hỏi : “Tuệ mà chẳng dùng, bắt đầu chứng thai viên. Thai viên xác chứng ra sao, mong thầy chỉ rõ.”
Đáp : “Số tháng lấy trước, nhị Khí đều không, thực mạch cả 2 đều tuyệt, có ánh sáng làm chứng cứ nơi ta. Khi ấy chẳng kể trong khi 10 tháng, hay ngoài 10 tháng, nếu có một chút hôn trầm, hoặc có 1 chút niệm tán loạn dư âm lại đều là Thần chưa thuần Dương. Tất phải tu cho đến hôn trầm tận tuyệt, tán loạn đều không, mới là thuần Dương, quả đủ thai Thần, mà nhập đến cõi Thần tiên. Phật tông nói : sơ thiền niệm trụ, nhị thiền tức trụ, tam thiền mạch trụ, tứ thiền diệt tận định. Hợp với tông này vậy.” 



Tiên Phật Hợp Tông Ngữ Lục
Đệ bát
Xuất Thần Cảnh, Xuất Thần Thâu Thần Pháp 
Hỏi : “Trong “Trực luận“ chỗ nói „Thần đã thuần toàn, thai đã đầy đủ, thì chẳng nên giữ thai lâu. Dùng phép chuyển dời, từ Trung Hạ mà dời lên Thượng Đan Điền, dùng đến pháp tam niên nhũ bộ. ‟ Mong được chỉ đến chỗ này.”
 
Đáp : “Thượng Đan Điền tên là Nê Hoàn cung, là nơi gốc để Dương Thần quy phục. Quy phục về đó, Thần chưa tráng kiện, như trẻ thơ tuổi nhỏ, tất phải còn bú nên có tên là nhũ bộ. Nếu giữ Thần ở tiểu cảnh thượng Đan Điền thì chính là nghĩa của Thất Hoàn Đan, là pháp Đại Bội Nhũ Bộ. Pháp ấy kiêm tồn dưỡng toàn thể, vì xuất thu có công dụng lớn mà nói vậy. Để được công dụng tồn dưỡng, chẳng đeo bám (trước) ý nơi Thượng Điền, cũng chẳng buôn thả (túng) ý nơi Thượng Điền. Duy chỉ một Dương Thần lặng soi đến Thượng Điền, cùng nhau dung hòa, hóa thành 1 cảnh lớn hư không để tồn dưỡng toàn thể, là việc cần giữ trong thời gian nhũ bộ. Công phu tồn dưỡng thuần thục, tự có cảnh xuất Thần. Đến cảnh xuất Thần thì Thần có thể xuất. Đúng khi xuất mà chẳng xuất, thì chẳng thể siêu thoát, khó nhập vào dòng thánh. Mà cảnh xuất Thần khi đến liền biết, đang lúc tồn dưỡng công thuần, bổng nhiên trong định giữa không trung có lục xuất phân phân, tức là xuất Thần cảnh. Ngay khi ấy, lập tức điều Thần xuất xác, lần đầu vừa xuất ra khỏi thiên môn liền thu trở về. Xuất đến cảnh thái hư siêu thoát, thu lại vào Thượng Điền làm chỗ tồn dưỡng. Nên biết xuất thu thì ít, mà tồn dưỡng thì nhiều. Lại xuất thì tạm thôi chớ không thể lâu, nên gần mà chẳng nên xa. Mới thì xuất ra một bước rồi thu về, sau đó xuất xa vài bước rồi thu về. Lâu dần xuất đi xa hơn, tăng dần đến 1 dặm rồi thu về, sau nữa xuất đi nhiều dặm mới thâu về. Cho đến trăm ngàn dặm dần dần đều xuất đến được, cho đến không chỗ nào mà chẳng đến được. Như khi trẻ thơ còn nhỏ, dễ ham chơi quên mà khó về. Hoặc có thiên ma gây rối loạn tâm quân của ta, nên cần phải tu xuất nhập cẩn thận mới có thể qua lại trong toàn thể hư không, mà hoàn tất công dụng lớn của nhũ bộ. Có lời nói : „Đạo cao 1 tấc, ma cao 1 trượng. ‟ là có ý nói đến thiên ma đó, nên câu thúc thức Thần biến hiện, hết sức bảo hộ tâm quân làm trên hết. Nếu như công phu Tối Sơ Hoàn Hư được thuần thục, thì linh thai lặng trang, chẳng nhiễm 1 hạt bụi. Vốn không 1 vật, ma từ đâu đến được. Vậy để vượt qua các chướng ngại đó, tu sĩ cần phải coi Tối Sơ Hoàn Hư là công phu cấp thiết. Nếu mà nhũ bộ được kính cẩn, có thể Hoàn Hư đến 3 năm, thì Dương Thần mới được lão thành, tự có thể đạt địa thông thiên, nhập kim thạch không có gì trở ngại. Phật tông nói : „Vừa thành chánh giác, Như Lai xuất hiện.‟ Lại nói : „Thần thành xuất thai, thân làm Phật tử.‟ Hợp với tông này vậy.”

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đao Lợi Thiên Cung là gì?

Tiên Phật Hợp Tông Ngữ Lục - Cát Vương Chu Thái Hòa hỏi 19 câu

Lữ Tổ Tâm Kinh