Bài đăng

Lữ Tổ Tâm Kinh

Bài 1. Thiên sinh vạn vật, duy nhân tối linh. Phỉ nhân năng linh, thực tâm thị linh. Nghĩa rằng: Trời sinh vạn vật duy chỉ có loài người là dễ thông linh nhất. Nói vậy chẳng ý rằng ta linh diệu nhưng thực sự do tâm linh diệu mà thôi!  Trời, vốn chỉ cái gì đó bên trên đường chân trời. Cổ nhân coi trời không hẳn là một thứ gì vô tri mà là Đấng Trời. Trong các hình thức văn học cổ, hay lời nói cửa miệng xưa nay, Trời vẫn được gọi “Ông Trời” với sự hình tượng hóa như biết lấy mọi thứ và nghe thấy mọi điều. Đấng trời này không chỉ quản lo việc mưa nắng như trong "Lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày...". Ngài còn là nơi ta gửi lời ước nguyện, để ta gửi gắm niềm vui nỗi buồn. Nhất là những khi ta đau đớn khổ sầu, ai lại chẳng thốt tiếng “trời ơi”, hay “cao xanh ơi”? “Hữu thống hô thiên” âu đã là cái cách người đời nhắn nhủ đến với cao xanh. Qua nhiều cơ bận, thời gian, nhân loại thêm tò mò và có những hiểu biết "như không" về ông trời đó. Nơi gọi là Th

Tiên Phật Hợp Tông Ngữ Lục - Cát Vương Chu Thái Hòa hỏi 19 câu

Tiên Phật Hợp Tông Ngữ Lục Cát Vương Chu Thái Hòa hỏi 19 câu Pháp danh là Thái Hòa, hào Ngôn Thủy. Tại Tông Nhân Phủ, ngọc điệp là Phái Thường, là người được Thuần Duệ hoàng đế tôn trọng. Câu hỏi 1 : Mong được chỉ về chân dược vật, làm sao có thể phân biệt được chân dược vật. Thường nghe người xưa và thầy nói về chân dược vật, vì chưa biết trong thân sao là chân, sao là chẳng chân, nên chẳng khỏi nghi mà hỏi lại. Đáp : Chân dược vật là Chân Tinh. Tinh sao còn nói chân ? do tu Tiên đạo có thể lấy mà dùng nên gọi là chân. Chẳng thể dùng thì chẳng gọi là chân. Như Tinh hậu thiên giao cấu kia chẳng phải chân. Giao cấu dâm Tinh có trọng trọc, hình chất chẳng thể biến hóa. Nếu lấy để phục phản làm vô hình chất Nguyên Khí mà hóa Thần Khí, thì chẳng thể hóa Khí, hóa Thần, vì không thể dùng được nên nói chẳng chân. Trang Tử Nam Hoa Kinh có nói : “Lấy vật ấy mà muốn phục quy về gốc, chẳng phải khó sao.” Trần chân nhân nói : “Tham sân ái dục chẳng hay lìa, khó được an thân để sống lâu.” Bão Phác