Tiên Phật Hợp Tông Ngữ Lục - Cát Vương Chu Thái Hòa hỏi 19 câu

Tiên Phật Hợp Tông Ngữ Lục
Cát Vương Chu Thái Hòa hỏi 19 câu
Pháp danh là Thái Hòa, hào Ngôn Thủy. Tại Tông Nhân Phủ, ngọc điệp là Phái Thường, là người được Thuần Duệ hoàng đế tôn trọng.


Câu hỏi 1 : Mong được chỉ về chân dược vật, làm sao có thể phân biệt được chân dược vật. Thường nghe người xưa và thầy nói về chân dược vật, vì chưa biết trong thân sao là chân, sao là chẳng chân, nên chẳng khỏi nghi mà hỏi lại.


Đáp : Chân dược vật là Chân Tinh. Tinh sao còn nói chân ? do tu Tiên đạo có thể lấy mà dùng nên gọi là chân.
Chẳng thể dùng thì chẳng gọi là chân. Như Tinh hậu thiên giao cấu kia chẳng phải chân. Giao cấu dâm Tinh có trọng trọc, hình chất chẳng thể biến hóa. Nếu lấy để phục phản làm vô hình chất Nguyên Khí mà hóa Thần Khí, thì chẳng thể hóa Khí, hóa Thần, vì không thể dùng được nên nói chẳng chân. Trang Tử Nam Hoa Kinh có nói : “Lấy vật ấy mà muốn phục quy về gốc, chẳng phải khó sao.” Trần chân nhân nói : “Tham sân ái dục chẳng hay lìa, khó được an thân để sống lâu.”
Bão Phác Tử nói : “Có một hạng người chuyên theo giao cấu thuật, muốn làm Thần Tiên mà chẳng tạo kim đan đại dược, bọn chúng ngu hơi bị nhiều đó.” Tiên Thiên Nguyên Tinh chính là Chân Tinh. Để có Thiên Hình Tiên, tất phải dùng Nguyên Khí. Mà theo Nhân Hình Tiên, cũng dùng Nguyên Khí, theo đó mà sanh Thiên, sanh Nhân, sanh Tiên, sanh Phật, đều là Khí đó. Nên nói : “Chí tĩnh chẳng động, gọi là Nguyên Khí. Tĩnh khi động gọi là Nguyên Tinh. Nguyên Tinh thật ra là Nguyên Khí, chẳng phải 2 thứ, mà cường danh là Tinh, bởi vì đó là căn cơ để tu Tiên thành đạo, bước đầu tu Tiên đều dùng Chân Tinh. Người đời cũng hay nói về Chân Tinh, thấy lời của chư Tiên gọi Chân Tinh, lại cũng nói bừa là hiểu Chân Tinh để gạt người. Nếu chẳng được chân Tiên thân truyền, làm sao biết được Tinh là chân hay giả. Chẳng quá chấp hậu thiên giao cấu Tinh, mạo nhận làm Chân Tinh mà thôi. Đáng trách thay, kẻ thế gian lấy đó để mê luyến người mới học, mà chẳng phải là đã thật khổ tu khổ chí để học. Tiên đâu chẳng truyền đại đạo, nhưng mới nghe qua còn không biết chỗ để hạ thủ. Huống là kẻ nghe được lại lấy đó đem dối gạt người, lại chỉ cấu Tinh mà cho là Chân Tinh. Hoặc có kẻ thầm hợp cùng Đạo, ngẫu nhiên cũng biết được một phần chân giả nhưng về sau lại cũng chẳng thấu triệt được diệu lý.




Lại hỏi : Lý của vấn đề này xin được chỉ lại cho rõ.
Đáp : động tĩnh sanh diệt tuần hoàn, người người đều như vậy, tuần hoàn mãi chẳng dừng. Không ngộ được là do học không được chân truyền, tuy gặp Tiên thiên mở lối vào Đạo, mà rốt cuộc chẳng được, không biết phân biệt được
chân cùng chẳng chân mà dùng, bởi vì không biết đúng chỗ. Đó là người vì có dâm cấu mà làm cho Tinh hao tổn, dẫn đến hao Nguyên Khí, mà Nguyên Khí ấy vốn là khởi đầu của Khí vô hình, bị hao dần mà giảm đi, nên phải bổ xung cho
đủ, mới có thể trường sanh chẳng chết. Tất phải dùng vô hình nhất dạng Nguyên Khí mà bổ, theo cách này mà nhận. Nếu có hữu hình dâm Tinh, từ nơi Khí mà biến, rơi xuống một bậc, thì chẳng thể cùng nhận, chẳng thể cùng bổ. Khi thân
hình cùng Tinh hình ngăn cách, có hình cùng vô hình chẳng tương thụ, lý ấy đã vậy. Chẳng biết là Tinh sanh có lúc (chân thời), chỗ cần yếu mà chẳng biết thì chân Khí trong Tinh chẳng đủ, tức bổ Khí cũng chẳng được đủ, chẳng thể thành Tiên. Đến khi thái thủ phối hợp, cũng có lúc (chân thời). Đang lúc cần biết lại chẳng biết thì Tinh Khí chẳng được thật đủ, tức bổ Tinh cũng chẳng được đủ để hóa Khí mà chẳng thể thành Tiên. Nên biết như vậy, vì muốn đủ mà cần phải bổ, thì Nguyên Khí trong thân tự hay trường vượng tròn đủ để có thể phục thai, nhập định, xuất Thần, nhập Tiên. Cổ thánh nói : yểu yểu minh minh, trong đó có Tinh. Tinh ấy rất chân, được chỗ chân đó mới thành Tiên liễu đạo. Ngay đó đúng là nguồn Đạo. Trước phải biết như thế, mà sau ra sức để công phu, có công phu mới có thể được. Nếu người đời nghe qua mà cho là lời hảo huyền, để lại lời thô thì làm sao mà biết được. Những kẻ theo có niệm lự mà cho là Tinh đều là loại giao cấu Tinh.






Hỏi : Sao là có niệm ?


Đáp : Có niệm là vì có dâm cấu vọng niệm. Nhân dâm niệm mà sanh Tinh, đều là giao cấu Tinh. Nhân dâm sự mà sanh Tinh, cũng là giao cấu bại Tinh. Tinh đã bại thì Khí sẽ hao thì làm sao mà được trường sanh, nên trong Hoa Nghiêm Kinh Phật nói : sơ thiền niệm trụ. Trong Lăng Nghiêm Kinh Phật nói : nếu lấy dâm thân cầu Phật diệu quả, luân chuyển tam đồ, mà chẳng thể thoát ra được. Với Như Lai Niết Bàn đó chẳng phải là đường lối tu chứng. Trần Hư Bạch nói : ‟Đại đạo dạy người trước dừng niệm, niệm đầu chẳng trụ cũng bằng không‟, như vậy Tiên Phật cùng dạy : phải dứt trừ vọng niệm vậy.
Nếu theo vô niệm mà dùng Tinh, thì đúng là Tiên thiên Nguyên Tinh đó.






Hỏi : Sao là vô niệm.
Đáp : Vô niệm là không dâm cấu vọng niệm, hư cực tĩnh đốc, như trước khi có trời, như trước khi có niệm, tại trong chỗ thuần là yểu minh, là Tiên Thiên Nguyên Tinh. Người đời nếu đầy đủ vô niệm thì ngộ, chưa được thầy trao
truyền thiên cơ thì trọn quên mà chẳng biết dùng, hoặc biết Nguyên Tinh hư danh, mà chẳng biết được chân thời thật dụng để dùng, thì chẳng khỏi ngay trước mặt mà còn lầm. Thứ hai, cũng có luyện, mà rốt cuộc cũng chẳng thành công, là tại sao ? Hai ấy nói về có niệm không niệm dâm Tinh Chân Tinh, dâm Tinh luyện không thành, đúng vậy. Mà có biết sơ về Chân Tinh, luyện cũng không thành công, chẳng biết được thì phải làm sao ? Do chẳng biết phân biệt diệu lý, lại cũng chẳng biết phân biệt diệu dụng. Chân Tinh thì từ khi hồng mông yểu minh phân đến, huyền diệu có thể thịnh vượng lâu dài, được Tinh Khí trong thân, do vì chẳng hay trường vượng trong Tinh Khí, nếu người đã chẳng biết diệu lý lúc hái giữ (thái thủ), thì cũng chẳng biết dùng diệu công lúc thái thủ. Chẳng qua chỉ áp đặt cho thế gian phàm phu, truyền được pháp thế gian phàm phu mà thôi. Phàm phu pháp là việc tà dâm. Hoặc bị người châm biếm chê cười, chẳng tin nhận thuyết tà, mà chuyển sang miệng nói thanh tịnh mà thân tâm việc làm thật chẳng thanh tịnh. Miệng nói Chân Tinh mà rốt chỉ là cỏ rác không vong huyễn thuyết, đều là mưu ma chước quỷ để dối người. Cái học cơm áo đó, tham chấp mà tin làm theo, hi vọng thành tiên, còn xưng là đại ngộ.




Hỏi : “Nếu có người giữ theo chánh hạnh, thật hành thanh tịnh thì sao.”


Đáp : “Tuy có thật hành thanh tịnh, nếu chẳng được gặp Tiên truyền : dược sanh đúng lúc, thái thủ phanh luyện đúng lúc, cũng chẳng thể được đan thành Tiên chứng đạo, tu đến Khí tận già chết, vẫn là kẻ phàm phu, chết đi hết 1 đời. Tuyệt nhiên chẳng phải trường sanh bất tử vậy, người đời cùng Tiên gia phân biệt chân giả chẳng đồng, nên mới gọi là phàm phu pháp.”
Chết vì theo học luyện dược với kẻ phàm phu, đến kỳ chẳng thành, có thể biết là dược đó chẳng chân, nên biết có khác biệt như vậy vì chân dược bị hiểu theo cách của người đời vậy. Chết ấy, theo Cát vương điện hạ nói đó. Chẳng thành do chẳng biết đúng lúc dược sanh, chẳng biết đúng thời thái dược, nên chẳng được chân dược. Chẳng hay bổ túc trong thân, chưa phát động Nguyên Khí, nếu Khí được bổ túc thì Đan thành. Dùng bổ chẳng thường đủ, thì Đan ấy chẳng thành, Tiên chẳng thành. Chỉ là phàm hỏa làm sai, chẳng phải Tiên truyền chân dược. Đã biết chẳng thành sao chẳng cầu chân truyền, tầm đến lý diệu dụng của dược. Do vô niệm mà được Chân Tinh, phải như thế. Nhân vì vô niệm, thì tâm chân hư tĩnh vậy. Đến được tĩnh đốc hồng mông, thì tự có động mà bổng nhiên có động cơ, đúng là chân Nguyên Tinh Tiên thiên vậy. Kẻ kia nhân vốn có, có thể ngộ mà được. Tuy có biết Chân Tinh, nếu chẳng được Nguyên Thần linh giác, như thế thì Tinh tuy chân, cũng chẳng dùng được Chân Tinh. Hoặc có nghe thầy nói Chân Tinh, chỉ biết tên gọi Tinh thôi, do học sơ thấy ít, thời đến mà chẳng biết, chẳng hay dùng Nguyên Thần phối hợp, tể vận thái thủ, phanh luyện, thì cũng chỉ là trước mặt lầm qua, làm sao biết được dùng Chân Tinh. Như thế cũng đã biết chẳng chân, là do tín nhận làm theo chẳng hết lòng đó. “Ngọc Thanh Thượng Diệu Công Đức kinh” nói : “Chẳng siêng tu trì để mất pháp, thì chẳng đặng trường sanh.” “Thiên Lai Tử Bạch Hổ Ca” nói : “Nguyệt vô canh Khí kim vô thủy, túng hữu chân diên uổng dụng tâm.” (trăng sáng không cảnh Khí, như kim không sanh thủy, cũng vậy có chân diên, tâm còn chưa dứt niệm).
Như trên là chỗ bí diệu của trời, thật như vậy đó. Chỗ bí diệu của trời, chẳng truyền cho kẻ không đức, chỉ truyền cho người có đức. Do cùng trời xa cách đã lâu, người có đức hợp trời, thì cùng trời như một. Nếu được truyền rồi mà chẳng tu để hợp với trời, thì cũng như chẳng được truyền. Như vậy, lấy Nguyên Thần phân biệt lúc dược sanh. Làm phối hợp như chỗ được thầy dạy, thì được trường sanh chẳng chết, nhập định xuất định, Thần thông không cực. Đó là chỗ bí diệu của trời.
“Linh Bảo Độ Nhân Kinh” nói : “Công dụng của thủy hỏa, chẳng phải thánh chẳng thể truyền.”
Người thế gian chẳng được biết huyền diệu như vậy. Thiên Tiên theo bí pháp đó mà được chứng Tiên về trời, riêng chỗ Thiên Tiên biết người thế gian làm sao biết được ? Người hay tu đức hợp trời, tức là thiên nhân mới được biết. Chẳng tu đức mà cầu hợp trời, tức là phàm phu hạ quỷ, đến chết cũng chẳng được biết như vậy. Nếu muốn học đạo tu Tiên trước nên cố gắng, tu hợp thiên đức. Biển hẹn non thề mà chẳng coi nhẹ, phải như vậy đó. Trong đời, kẻ có thiện căn, thánh chân chuyên tâm tu đức, tinh tiến học đạo, được thượng Tiên cao chân truyền đạo rồi. Do đó phát lời thề lớn, như hải dương sâu, như hình núi lớn, ăn năn sợ hãi những lầm lỗi đã qua, giữ gìn cấm giới. Từ đó về sau chẳng vi phạm, nếu tự tu chẳng biếng lười bê trễ, chẳng vọng truyền cho kẻ không đức, lại chẳng coi nhẹ lúc dược sanh, đúng lúc mà thái dược. “Độ Nhân Kinh” nói : “Trường sanh cửu thị pháp, thượng thiên kỳ cấm chí trọng.” (đối với pháp trường sanh cửu thị, trên trời coi trọng việc truyền trao) Được chân ấy thành Thiên Tiên, tức đồng Thế Tôn Phật. Được Nguyên Tinh chân ấy, thì Tinh Khí chuyển hóa Khí mà thành Lậu Tận thông, xuất Dương Thần mà siêu hạo hạo kiếp vận. Riêng lẽ chân đó, là Thiên Tiên Đạo, đồng Phật Đạo. Chẳng được chân ấy, thì nói về thiền bàn về đạo, đều nói huyễn vọng chẳng thật. Nếu chẳng biết được khi dược sanh, đúng lúc thái dược; thì chẳng thành Lậu Tận thông, chẳng xuất Dương Thần, siêu kiếp vận mà chỉ là một kẻ không đàm vọng ngữ mà thôi.
Ta vừa nói xong : Tinh thủy chân, dược thủy chân rồi. Cát Vương nói : như nay được nghe minh bạch lúc dược sanh, mới biết chỗ Tiên đạo dùng Chân Tinh, Chân Dược, mới có thể thành Lậu Tận thông, xuất Dương Thần các việc. Mới biết chẳng đồng với các chỗ học thế pháp, chỗ nói của thế pháp là từ nơi trọc Tinh mà lấy vậy. Một khi áp dụng để tu mới yên giữ để hợp đạo.
Thầy nói tiếp : Xưa nói : “Khởi đầu chẳng ngộ Tiên gia, rốt cuộc trở thành hổn loạn.” Nếu được chân truyền tu hành mới được hợp. Khởi đầu tu hợp đạo sau mới được chứng quả rốt ráo vậy. Hợp đạo xưa nói : “Cửu chuyển công phu, tổng nhất bàn.” là như vậy. Ngộ 1 bước thì hành 1 bước, hành 1 bước thì nhập 1 bước, nhập 1 bước thì được 1 bước. Lúc đó mới biết được cái huyền diệu chẳng thể nói hết trong lời dạy, được quả linh, mà nhanh chứng đạo.
Đã ngộ dược sanh, kịp đúng lúc thái dược, mà đúng lúc thì Dược Chân, Tinh Chân vừa đến bèn hái Chân Tinh ấy. Công phu của Dược là hành công phu hái. Tinh tùy Thần ngưng nhập Khí huyệt, Chu Thiên nấu luyện chưng cất. Lâu sẽ Luyện Tinh công đủ. Hóa Khí đủ mà được Đại Dược, thành Lậu Tận thông trường sanh chẳng tử sơ quả. Trước biết chỗ Thiên Tiên chẳng dễ truyền, có diệu như vậy được quả trường sanh. Linh nghiệm như vậy, khoảng 100 ngày mà được trường sanh, 10 tháng mà nhập định, thai thành xuất Dương Thần, mà Thần thông không cực. Chứng đạo nhanh chóng. Sở dĩ xưa nói, thành tựu chỉ trong 1 hoặc 2 năm, chẳng tự dâm tà. Kẻ bàng môn suốt năm dâm sự đến lão, bệnh, khổ, tử, mà sau hối chẳng kịp vậy.
Kia chẳng phải đây, nếu kết quả tu tập của người đời khác hẵn điều được học ở đây, thì đã tin nhầm tà sư mê hoặc rồi, thật đáng thương sót. Người đời chẳng tu Tiên Đức mà vọng cầu Tiên Đạo, lại chẳng biết thật có Tiên đạo chánh lý ở thế gian này để cầu, thì làm sao biết được mà tu chứng. Lại bị tà sư xuyên tạc Tiên thư chân đạo, tà thuyết dối trá khi đời, kẻ thế gian cả tin, bị mê mà chẳng nghi ngờ, rất khó sửa đổi. Vì chất chứa lâu ngày, bị hại mà mê mất Tiên đạo, cam chịu buông trôi, làm mất gốc tính mệnh của mình vậy.






Câu hỏi 2 : Xưa nói : “Thủy nguyên thanh trọc, cần yếu là phải phân biệt.” như vậy làm sao để phân biệt.


Đáp : Thủy là ví dụ cho Chân Tinh, thanh tức Tiên thiên, trọc thuộc hậu thiên. Nguyên là nguồn sanh ra Tinh Khí. Tiên thánh ở nơi đó đã phân biệt rất rõ các điều trọng yếu, lại e rằng người đời hiểu sai lời dạy, ảnh hưởng về sau. Tiên thánh dạy cho người đời, người đời được Tiên dẫn bước, mà lời sau giải thích bước trước vậy. Nếu phàm phu chỉ nghe phàm phu dạy, thậm chí chẳng được nghe phàm phu dạy, chỉ nghe kẻ sằn bậy nói càn, mà nhận vọng Tinh. Hiểu sai lời thánh, tự xưng là truyền nhân của bậc giác ngộ, chẳng biết là khi dối hại người, lấy mê chỉ mê, ngàn xưa đến nay đều có như vậy, vì chẳng hướng về cội nguồn, dựa trên thật dụng mà xét đoán. Chỉ riêng nhận ra thanh trọc cần phải chú ý : trong hậu thiên lấy Tinh vô hình là thanh, lấy Tinh có hình là trọc. Nguyên Tinh chính là Khí vô hình, chẳng có thể lấy hình mà xét. Có hình để phân biệt thì đó là hậu thiên. Nếu là hậu thiên, thì bị Thần hậu thiên làm chủ, tuy chưa thấy hình, cũng đã hao tán, chẳng được phục nguyên. Nếu Tinh chẳng hợp dâm niệm dâm sự, thì chẳng đến nỗi có hình, mà đã có hình, thì chân Khí đã vì dâm sự mà hao tán rồi. Đó là lời nói của tà môn ngoại đạo, còn Tiên đạo tất chẳng nói như vậy. Ô hô ! Vì lời nói ấy mà lắm kẻ phải vào địa ngục. Phàm nói có hình vô hình đều lấy dâm cấu mà phân biệt, dâm bại Khí hao.


Thánh xưa nói : Khí tận thì chết, là nguyên nhân để vào địa ngục. Tiên thánh biết Nguyên Khí hay sanh người, nên dạy người luyện trụ Nguyên Khí, để người trường sanh chẳng chết. Phải biết Tiên Thiên Nguyên Tinh do tĩnh cực mà tự động, Khí tự đủ mà nguồn được thanh. Tức là chân dược vật. Tĩnh mà động là cơ thiên địa tuần hoàn tự nhiên, Tiên đạo cũng như thế. Chẳng phải chỗ động của nhân tâm vọng niệm, nên gọi là tự động. Nguyên Thủy Thiên Tôn Thuyết Đắc Đạo Liễu Thân Kinh nói : “Chẳng biết động tĩnh chân cơ, chẳng đạt chân thường toàn chân diệu lý, làm sao được đến
đạo thành.”
Câu hỏi này phân biệt pháp thủy nguyên thanh trọc cùng câu hỏi ở chương trên trong sự đồng lý. Đồng mà hỏi khác, mà 2 câu đáp có trình bày rõ, cùng giúp nhau làm sáng nghĩa. Mà Nguyên Thần linh giác thì hay hợp hòa, lấy giác hợp giác. Tùy mà hái giữ, tùy mà nấu luyện, chẳng tạo thế duyên niệm tưởng, dụng công một giờ, thì mầm cỏ (hoàng nha) được cao thêm một giờ, mà kim đan có thể tựu, Tiên đạo có thể trông mong. Nguyên Tinh Nguyên Khí có giác, mà Nguyên Thần cũng có đồng giác, tức được cái diệu thời đến Thần biết. Lấy 2 chỗ giác mà phối hợp, nên nói : giác hợp
tợ như 1 vợ 1 chồng trước sau chẳng rời vậy.


Hứa Tinh Dương nói : “Bính giao chân Khí tồn hô hấp.”

Du Ngọc Ngô nói : “Diệu của chân cơ ở chỗ sáng suốt bên trong, lúc đông chí, thì trước ngưng đóng ở quẻ đoài, giữ tâm vắng lặng, dùng Kim cùng Hống đồng quy đến trong lò, như mặt trời mặt trăng hợp sáng, thì Thần ngưng Khí tụ,
kim dịch mới kết. Nếu không giữ vắng lặng, thì như lên lầu cao chót vót mà nhảy xuống, sẽ tự tổn thương thất bại.”


Bổn chú nói : dụng công là thái thủ phối hợp công phu phanh luyện. Mỗi lần là một Tiểu Chu Thiên hỏa hậu. Hoàng nha là chỗ Thần Khí nội luyện thành chân Khí. Thuần Dương Tiên ông hỏi rằng : “Sao là hoàng nha ? ”


Chung Li chân nhân nói : “Chính là chân long chân hổ. Long là Dương long, xuất tại cung Li, trong chân Thủy. Hổ là Âm hổ, xuất tại cung Khảm, trong minh Hỏa.”


Bổn chú nói : Kim Đan là Kim Dịch Hoàn Đan. Tức Nguyên Thần luyện nơi Nguyên Tinh thành linh Khí, lại gọi mầm cỏ (hoàng nha), cũng gọi là đại dược. Phục thực là phục mà kết thai dưỡng Thần. Thần định mà toàn thì thành tiên.
Khi kim đan thành thì mệnh trụ, Thần được định thì tính trụ. Nên nói : kim đan tựu thì có thể thành tiên, sẽ được thành tiên. Nếu niệm tưởng trần duyên, nghĩ nghị tập nhiễm rồi về sau theo đó mà sinh, thì đó là chỗ đến của Thần hậu thiên tư lự. Nguồn trược này chẳng có thể dùng, do chân Khí chẳng đủ chẳng sanh hoàng nha, mà có sanh tất có tử, chắc chắn như vậy. Người đời miệng nói học đạo, mà vọng tưởng phàm tình ái dục hơi bị nhiều. Tình dục có động thì Tinh tất sanh, Tinh sanh này, chẳng phải do tĩnh mà sanh bên trong, mà là cái họa sanh nơi ngoài thân. Nếu tĩnh đốc mà chân Khí không đủ, hoặc do nguồn trược thì chẳng có thể dùng để nội tu. Nên Nghiễm Thành Tử nói : “Tinh do không lay động mới đáng gọi là Tinh. Tinh mà lay động thì giảm dần rồi kiệt, không thể lấy để hoàn đan.” nên Trần chân nhân nói : “Tinh ít thì hoàn đan chẳng thành”. Điều này là do trần duyên tập nhiễm, dâm dục chẳng từ bỏ, đều là việc của phàm phu. Do tại dục giới ở cõi cuối, cùng phàm phu có sanh tử cùng nhau, mà cùng phàm phu đều sẽ chết.
Hoặc có thủy, tuy tự tĩnh mà động, nguồn cũng trong sạch. Nguyên Thần linh giác, tuy giác mà chẳng thật chân giác, theo đó mà đọa đến trần duyên tập nhiễm, chuyển làm chỗ thâu nhiếp của hậu thiên tư lự Thần, thì chẳng phục được thanh chân, mà vọng dùng thái thủ phanh luyện, cũng không thể thành thánh quả.


Nam Nhạc Ngụy phu nhân nói : “Nếu giữ dâm dục tâm, hành thượng chân đạo, thanh cung không nhận họ tên này, mà bị khảo đến tam cung vậy. Tông đạo trách kẻ không phân biệt chân giả, chỉ quý người vui trong vắng lặng.”


Bạch Ngọc Thiềm nói : “Học Tiên vốn chẳng khó, xuất trần lìa dục mới thật là khó.”


Vương Ngọc Dương chân nhân nói : tùy tình lưu chuyển, định lạc không vong. Theo đạo khó thành công, khó tựu thành đạo quả.”
Đến đây đã phân biệt được, hiểu đúng được nguồn của chân dược. Thủy nguyên là nguồn thuốc (dược nguyên). Thanh chân là thuốc (dược) trong sạch. Nguồn bẩn chẳng trong sạch thì thuốc (dược) bẩn chẳng trong sạch. Trường sanh Tiên đạo, phải phân biệt nguồn thuốc là điều rất trọng yếu..








Lại hỏi : Nước có thể thấy được thanh trọc, làm sao có thể thấy Thần thanh trọc ?
Đáp : trong tĩnh định, Thần Khí như 1 đều tĩnh. Như vậy tĩnh thì Thần Khí cùng như 1, động thì Thần Khí cùng như 1. Xưa nói : thời đến Thần biết. Tức Thần Khí đồng động vậy.
Học giả chẳng biết Thần thanh là chẳng chấp trứ vọng niệm, tùy nguồn nước được thanh mà làm hạt giống thánh. Thần trọc là nguồn nước chấp vọng mà trọc, là hạt giống của phàm phu luân hồi. Nên các bậc thánh trước kia coi điều phân biệt này rất là cần thiết.
“Linh Bảo Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh“ nói : “Tính là tĩnh. Khí là động. Một khi động tĩnh, nếu chẳng phải chí nhân, sao có thể giữ tâm được như vậy.”
Nghiễm Thành Tử nói : “Tĩnh thì tĩnh đến Thần. Ý động thì động đến Thần cơ.”
Động là theo bên ngoài mà rong ruổi theo vọng, là 2 động. Mà chẳng rong ruổi theo vọng mới hiệp được làm một, chẳng phải chân thanh thì sao mà đồng được. Nguyên Thần một khi rong ruổi ra ngoài thì Khí cũng theo, Nguyên Thần một khi nhiễm thì Tinh Khí cũng hao, chẳng đúng pháp làm sao đồng được. Động mà thành 2 đó thì Thần chẳng biết. Nhiếp Khí về gốc cũng là 2 vậy. Nếu chẳng ngộ bổn căn thì khi gặp cảnh sẽ bị tán mạn, thì có giữ đến lục căn biệt cảnh, cũng vẫn còn là 2 vậy. Du Ngọc Ngô nói : “Điều cần yếu là kim hỏa đồng lò, do nơi người một niệm ngược về vậy.”


Thanh ấy đồng hợp một vậy. Tiên đạo vốn ngược lại với căn trần. Tương xúc mà chẳng hay ngược lại, thì phải quay lại chỗ cùng trọc. Hợp làm một cũng thế. Tức là chỗ Nguyên Thủy Thiên Tôn thuyết Đắc Đạo Liễu Thân Kinh nói : „ý định Thần toàn thủy nguyên thanh, ý động Thần hành thủy nguyên trọc.‟ Trần Hư Bạch nói : “Tâm động thì Thần chẳng nhập, Khí thân động thì Khí chẳng nhập Thần. Nên Khâu tổ chân nhân ngay nơi tâm địa hạ thủ công phu bèn dứt trừ mọi thế sự vậy.”


“Lăng Nghiêm Kinh” cũng nói : “Trần nếu chẳng duyên, căn không nơi phối ngẩu, ngược dòng trở về một, sáu công dụng chẳng nối tiếp.” Đó là 4 điều văn trên kết chứng về Thần Khí tĩnh động hợp nhất cùng chẳng hợp nhất. Tiên Phật cũng như nhau, mà thiền tông nhân đó nói ”Động niệm là sai” cũng cùng ý đó. Xem Khâu tổ dạy người về tâm địa khi dụng công : tức chiếu mà tịch, tịch mà chiếu. Ý minh tâm kiến tính. Thiện tâm không tưởng, thiện tính không sanh. Chính là cùng thế sự có nhiều trái ngược, theo pháp trên thì buông bỏ, mọi việc đời ném xuống hết đi. Buông bỏ đến không sanh chính là tính địa. Trong Lăng Nghiêm Kinh chỗ nói, trần là việc 6 trần bên ngoài, cùng vật là duyên. Tương y trứ ý là báo, nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý là 6 căn. Ngẫu là căn cùng trần tương đối. Tâm chẳng bám níu đến trần bên ngoài là chẳng dùng nhãn căn để thấy, mà cùng sắc trần bên ngoài đối đãi, chẳng dùng nhĩ căn để nghe, mà cùng thanh trần bên ngoài đối đãi. Phản lưu là nước chảy ngược, nên Đỗng Sơn hòa thượng nói : đỗng thủy nghịch lưu, tức Tiên gia phản hoàn chân nhất thủy. Được lý chân như một dòng chảy ngược, thì mệnh căn dứt, tính riêng minh linh. Công dụng của 6 căn đều chẳng dùng, thì tâm địa công thành mà được chứng.


Lại hỏi : Sao phân biệt được là thanh (trong sạch).
Đáp : “Thanh Khí là bổn thể của trời. Muốn làm Thiên Tiên tất dùng thanh Khí mà theo đến bổn thể của trời, thì về sau sẽ cùng trời hợp đức, là chỗ Thuần Dương Tiên ông nói : “Luyện dược có thể thăng tiên.” Đàm Trường Chân tiên ông trong “Thủy Vân tập” nói : nay nếu nói về đường lối tu Tiên thì chỉ có hợp cùng hư vô.” là nói được đồng với thiên thanh Khí, thì có thể chứng được Thiên Tiên. Nếu có chút hình chẳng diệu nào, thì chỉ đến trọng trọc của đất, mà hợp đến địa đức, chỉ chứng được địa Tiên mà thôi. Địa Tiên vì chẳng lìa khỏi đất, nên gọi là địa tiên. Sở dĩ Thuần Dương Tiên ông nói : luyện hình chỉ đến trụ thế. Có thể được bách thiên vạn ức tuổi thọ, mà chẳng thể thăng lên trời. Có chí tu Thiên Tiên, hãy lưu ý phân biệt để theo đường hướng thượng.




Câu hỏi 3 : Xưa nói : luyện Tinh là luyện không Tinh, chẳng phải giao cảm Tinh. Chưa phân biệt được Nguyên Tinh và giao cảm Tinh, xin dạy cho tường tận.
Đáp : Tinh một chữ mà thật ra có Nguyên Tinh, dâm Tinh khác nhau. Do nghĩa khác mà tên có khác, vì bắt đầu đã khác rồi! Nguyên Tinh ở trong thân khi tĩnh đốc, là vô hình Tinh, là Nguyên Khí, là cần yếu trước hết để tu Tiên. Nghiễm Thành Tử đáp Hoàng Đế nói : chí đạo Tinh, yểu yểu minh minh là vậy.
Tuy hay sanh hậu thiên có hình, nếu chẳng được Thần tể, cũng chỉ đến Tiên thiên vô hình, mà chẳng tự làm hậu thiên. Sanh có hình tuy lâu mà chẳng thái chẳng luyện, cũng chỉ đến Tiên thiên tán Khí mà thôi.
Người đời có nói : thành có hình Tinh, chưa hái giữ (hái chậm), hoặc chẳng hái, đều già đi mà thành hình. Nói như vậy thật là lầm to vậy. Đó là nói bậy về phòng thuật dâm cấu Tinh, đã nói như thế thì chẳng có thể dùng lời ấy mà cho là Tiên đạo Nguyên Tinh. Thật vậy Tiên đạo chẳng giống như cách nói của thế gian.
Có Thần tể làm công dụng giao cảm, mà sau biến hóa thành hậu thiên, chẳng phải tự nhiên mà thành hậu thiên. Khi ẩn đến trong tịch tĩnh, tĩnh cực mà tự động, gọi là sanh Tinh, là sanh lý tuần hoàn tự nhiên của thiên địa nhân vậy. Trong tu đan là do tĩnh cực mà sanh Tinh, nên gọi Tinh mà thật là chẳng phải Tinh, nên nói Nguyên Tinh chưa vọng động mà Khí vốn tự đủ, Khí đủ thì mới thành đan, chuyển vận thai Thần mà xuất Thần vậy.


Nói lấy Tinh bổ Tinh, nhân Tinh vì dâm háo, mà Khí chẳng đủ. Tiên thánh dạy người trong thân phát xuất Nguyên Tinh, chẳng được làm cho hao tổn, phản hoàn mà bổ về nơi chưa phát động Khí cho đủ. Khi bồi bổ được đủ rồi, Tinh Khí đủ, như đồng tử 16 tuổi, tức là gốc rễ của trường sanh bất tử, nếu chẳng thể bổ túc Khí, thì Khí chẳng được bổ túc, rốt cuộc chẳng được trường sanh bất tử Tiên đạo.
“Ngọc Thanh Thượng Diệu Công Đức kinh” nói : “Chẳng siêng tu trì mà mất pháp, thì chẳng thể trường sanh.”
“Đại Hoàn Tâm Giám” nói : “Đến khi Dương sanh mà chẳng tu hành ích sanh thì không thể được trường sanh.”
Mà luyện đan chẳng được dùng giao cảm Tinh là tại sao ? Do vì ngẩu nhiên mắt tiếp xúc, tai tiếp xúc mà sanh, hoặc do niệm vọng mà sanh. Mắt tiếp xúc là mắt ngẩu nhiên thấy dâm sắc. Tai tiếp xúc là tai ngẩu nhiên nghe dâm thanh. Niệm vọng là trong tâm ngẫu khởi dâm niệm. Đều theo đó mà sanh dâm Tinh. Sanh chẳng từ tĩnh nên Khí chẳng đủ, Khí sanh mà chẳng đủ, vốn chẳng phải gốc đan, tức chẳng thể thành đan để trường sanh bất tử. Kia lại lấy tương kiến Tinh làm hạnh, chẳng biết là tương kiến Tinh trong đời chỉ là hậu thiên bại Tinh mà thôi.
Ngày trước Nghiễm Thành Tử đáp Hoàng Đế rằng : “Tinh không diêu động có thể trường sanh.” Trần Nê Hoàn nói : “Thụ căn dĩ ô diệp đồ thanh, Khí hải ba phiên tử như tiến.” (rễ cây đã thối lá chẳng xanh, Khí biển bủa sóng chết theo đến). Nếu mà chỉ có bại hình, thì Khí khô mà tận vậy, làm sao ngược về Tiên thiên mà nhập đến vô hình Khí. Cho nên Tiên đạo cùng tà môn có chỗ khác là chẳng dùng dâm Tinh vậy.
Vương Trọng Dương chân nhân nói : “Hồi thủ xử tiện yếu thức hi di, đoán luyện tu tương tình diệt tẫn, tu hành khẩn cùng thế tương vi.”
(Chốn quay đầu hiểu Đạo Hi Di, đoàn luyện cùng tu tình diệt tận, người đời mau gấp tu hành đi)


Nên Tử Dương chân nhân nói :“Huyễn đan là do chưa tĩnh tâm điền đã vội thái nhất Dương, Dương chẳng được chân Dương, Thần chẳng được Nguyên Thần, lấy dục niệm đem giao hội Dương mà sanh huyễn đan này. Chỗ nói ngay lúc thái thăng đã đến, lại không chỗ an đốn. Chính là hậu thiên nhất bại Tinh, phóng túng mà đi. Tiên thiên lại không chủ, đó chẳng phải trường sanh đan, mà là pháp ngặt nghèo. Nguyên nhân là do lấy hậu thiên có hình thì tất có ngăn che vậy.
“Hoàng Đình Kinh” chú nói : “Học theo Tiên nhân, cứ một lần giao tiếp, thì mất đi 1 năm thuốc. Hai lần giao tiếp, thì mất đi 2 năm thuốc. Mất hết thuốc, thì chết đến thân. Là chỗ mà chân Tiên thường thận trọng vậy.”
Ngũ tử nói rõ thêm về câu trên : học Tiên thì Tinh Khí thường tụ được nhiều, nếu một khi giao cấu ắt hẵn Tinh Khí bị hao tổn, nên nói mất đi 1 năm, là nói ước chừng như vậy. Ta cho là với nhiều nguy hiểm như vậy, nếu có Tinh Khí cũng rất khó thành dược. Vạn hạnh được thành dược, do tránh được mối nguy đó, phải hết sức thận trọng giữ gìn Tinh vậy. Trương ông nói : Tiên thiên chủ từ nơi Tiên thiên mà sanh căn bổn ý. Hậu thiên Tinh chẳng háo tán, thì Tiên thiên Tinh cũng chẳng háo tán. Hậu thiên thịnh, thì sanh Tiên thiên cũng thịnh. Do dâm cấu mà Tinh kiệt thì Tiên thiên Tinh Khí cũng không thể sanh, mà có bệnh Dương tuyệt. Nên nói : “Tiên thiên không nơi làm chủ.”
Trương Tử Dương nói : “Hỏa dược chẳng lìa Tinh Khí Thần, nên phải biết dược tài. Lại nơi sinh ra Tinh Khí Thần ấy, chẳng phải chỉ dùng Tinh Khí Thần.”
Tóm lại, nên biết luyện Nguyên Tinh, trước cần biết Tinh sanh có lúc, biết được lúc chân sanh, ngay đó hái kịp. Đúng lúc mới được Nguyên Tinh mà luyện. Nếu chẳng biết lúc chân sanh, đúng lúc mà hái, thì Nguyên Tinh chẳng được. Nếu lấy trống không mà luyện, chỉ có chết thôi.
Thơ rằng : “Không Tinh hà cố hào Tiên thiên, phi tượng phi hình vị phán kiền.” (không
Tinh sao lại gọi Tiên thiên, chẳng tượng chẳng hình trời chưa phân)


Kiền là trời. Nói về lúc trời đất chưa phân, vô hình không tượng, riêng chỉ có Khí hư không thôi. Lúc phân làm trời, thì có hình có tượng. Địa vị Nguyên Tinh có trời, mà gọi là Tiên, nên nói : “Chưa có tượng chưa có hình.” Thái cực tĩnh thuần như có động, Tiên cơ linh khiếu tại nơi không còn gì trước nó (không tiền).
Thái cực ấy, hư cực tĩnh đốc rốt ráo, bao hàm cả Âm Dương tĩnh động. Do tĩnh đốc mà tự động, nên nói : “Tĩnh thuần có động. Như vậy, động lúc không câu định, như hoặc nhanh hoặc chậm, hoạt động mà sanh ý. Lại rằng : như có động là bắt đầu khi động cơ mới phân. Thiên thời là ví dụ cho thiên sanh, Tiên thiên Tinh tự có cái chẳng có, là ngay khi dùng tự có cái chẳng diệu dụng. Nếu động mà thành động, thì phân thiên động cực, mà chỗ sanh đều là hậu thiên. Chẳng phải chỗ Tiên Phật dùng, tất Tiên cơ có động linh khiếu, tuy nhiên như động, do là tại trời vô hình về trước, tất chẳng phải là trời có hình tượng về sau mà giữ Nguyên Khí vậy.
Mộng hồi diệu giác hoàn tu giác, thức đáo chân huyền tiện thị huyền. (Tỉnh mộng diệu giác lại tu giác, hiểu được chân huyền theo đặng huyền) Diệu giác là trong động mà vẫn biết được diệu. Giác tại ngoại cảnh, là nói về người đời vọng tưởng sai biệt. Giác tại nội cảnh chỉ riêng Thiên Tiên biết mà làm, riêng do Thiên Tiên truyền. Lại nữa người đời chẳng biết noi theo nên không được truyền Tiên đạo này, bởi vì cùng phàm phu ở đời có khác vậy. Tu Tiên thì tất yếu phải biết nội diệu, giác về cội nguồn. Nên ta nói rõ là : hoàn tu giác chân huyền ấy, là nói lại lời trước, diệu giác như động vậy.
Nói với kẻ tu đạo đời sau là : nói rõ mà chẳng ngộ thì chỉ phí lời nói tiên. Câu thơ này đã chỉ tường tận thiên cơ, các vị hậu học thánh chân, Tiên Phật, thiên nhân, đều do đây tham ngộ mà tu. Chẳng phải không nơi hạ thủ. Chẳng phải nói xuông mà không chỉ chỗ hạ thủ vậy.




Câu hỏi 4 : sao là dược sanh thái thủ ? sao là vận hỏa luyện đan ? sao là được đan phục thực ? sao là thành Tiên liễu đạo ?
Đáp : “Dương Khí sanh lai trần mộng tỉnh.”
Dương Khí sanh là chân Dương Tinh Khí sanh, được lấy làm dược vật. Lữ Tiên ông chỉ nơi nhất Dương sơ động là chỗ này. Trần mộng là trong 100 ngày xem nơi trong, ở cõi dục giới kẻ phàm phu mới bắt đầu tu vẫn chưa dứt tuyệt trần lao, chưa dứt trừ ma ngũ mà thấy còn có trần có mộng. Trần là lục trần trong sắc trần, thanh trần vậy. Là bậc Đại tu hành, phàm có trần, thì ngay đó như Phật nói : hiểu được sự huyển hóa của trần. Biết là mộng thì ngay đó là tỉnh giác. Mộng cùng tỉnh nguyên lai tuần hoàn không có đầu mối. Mộng cũng tĩnh lý cùng một cơ máy động, nên Hạ Vân Phong có nói : tự nhiên thời tiết, trong mộng vẫn làm chủ sự hiểu biết. Mộng tỉnh là nói ví dụ cho lúc đang có diệu giác. Câu này giải đáp được thuyết dược sanh.
“Nhiếp tình hợp tính quy kim đỉnh.”
Lấy Thần ngự Khí, ngưng Thần quy nhập đến Khí huyệt.
Bạch Ngọc Thiềm nói : “Lấy ngồi thiền tập định làm thái thủ.”
Câu này giải đáp câu hỏi về thái thủ.
“Vận phù tam bách túc Chu Thiên, phục Khí tứ thời quy tĩnh định.”
Phù là Chu Thiên hỏa phù. Chu Thiên có 365 độ 4 phân lẻ một, đây nói 300 thời đủ, trong đó có Mão Dậu 2 thời Mộc Dục, dùng không số hậu vậy. Theo đó Trần Nê Hoàn cũng nói : “Đãn thủ hỏa hào tam bách khắc, sản thành nhất khỏa dạ minh châu.” (chỉ giữ hỏa hào 300 khắc, sinh thành một hạt dạ minh châu - 1 khắc = 15 phút). Phục Khí như chỗ người xưa nói, muốn trường sanh thì phải tu phục Khí. 4 thời là tứ chánh thời, lại thuận tứ quý thời, nên “Tham Đồng Khế” nói : “Thuận thời tu cẩn tiết.”. Tĩnh định là hỏa hậu đến chỗ huyền diệu. Một câu này giải đáp câu hỏi vận hỏa luyện đan.
“Thất nhật thiên tâm Dương phục lai.”
Cửa đầu Tiên 100 ngày bắt đầu hạ thủ công, chỉ mầu nhiệm ở tiểu Dương Khí lai phục. Lúc 100 ngày công dụng đủ, thì trúc cơ thành, kim đan thu được, đến lúc 7 ngày, thì Dương Khí đầy đủ, Đại Dược nhờ thái mà được, đó là chánh Dương Khí lai phục vậy. Nếu đến lúc đó Dương chẳng lai phục, là do dược chẳng chân, khi hái chẳng hợp. Hoặc hỏa chẳng chân, chẳng hội với Chu Thiên cùng hành cùng trụ. Câu này đáp câu hỏi vận hỏa.


“Ngũ long phủng thượng côn lôn đính.”
Đã luyện thành đan được đại dược, thì dùng ngũ long Tiên cơ đưa theo tam quan lên trên đỉnh, rồi chuyển giáng mà phục thực. Câu này đáp câu hỏi được đan phục thực.
“Hoàng đình thập nguyệt nghiễm linh đồng, Giá hạc long tiêu nhâm du sính.”
Phục đan hậu mà phục nhị Khí đến hoàng đình, dưỡng thai 10 tháng mà thành Thần, Thần toàn mà sinh Dương Thần linh đồng xuất xác, siêu phàm cởi hạc bay lên ngọc kinh kim khuyết, không chỗ nào không đến được, thật là thông thiên triệt địa, biết được việc xưa nay, biết việc tương lai hay việc thành bại.






Câu hỏi 5 : Người đời học đạo đều theo một cửa mà vào, là điều tức vậy, nếu chấp chặt hô hấp mà chẳng biết làm vậy là ngăn che đạo, thì chẳng được thành công. Nay chẳng rõ thế nào là theo có nhập không ?
Đáp : Có là nói không hẵn chỉ có điều tức, buông thả hô hấp mà chẳng chăm chú đến nó, gánh vác đạo mà không chỗ làm.
Với kẻ chẳng biết theo không nhập có, cho là không có chỗ tu, thì cùng phàm phu nguyên lai chẳng khác. Văn trên nói về chấp là cũng như Phật nói đến sự ngăn che cùng pháp trói buộc, cùng văn dưới nói về túng cũng như Phật tổ nói không phải chẳng đồng.
Ta thường lặp đi lặp lại việc này, chẳng phải chỉ có không công, mà lại có hại lớn. Ban đầu nên biết phàm phu ngoại đạo kia vì thiên chấp đoạn kiến, thường thấy, nghĩ, nói, làm, các thấy biết kiến ấy nói chẳng thể hết, làm sao đúng với Thiên Tiên đại đạo điều tức. Nên nói : nghĩa của điều tức khó nói vậy.
Khó nói là khó có thể lấy một lời mà nói thấu triệt trước sau. Với kẻ sơ cơ mà nói thì phải nói đơn giản gần gũi với khả năng của họ, lấy chậm rồi dần dần được ngộ. Khi bước thô thiển đã thấu suốt, thì về sau có thể nói Tinh thâm. Chân tu thật ngộ. Học giả chưa từng có chẳng ngộ cạn mà được nhập sâu, chẳng ngộ thô lại có thể nhập diệu được vậy.
Từ khi ngộ rồi, mà về sau mới có thể nói.


Hỏi : Không biết tham ngộ đến chỗ nào, xin được chỉ rõ.
Đáp : Điều tức là dùng sơ cơ Tiểu Chu Thiên hỏa hậu, nghĩa là gồm có tiến
hỏa thối phù, Mộc Dục ôn dưỡng, cứ 1 hơi ra rồi 1 hơi vào là 1 tức.
Tiên gia gọi là thái cực, Phật cùng với chư tổ gọi là viên tướng.
Chẳng hô chẳng hấp cũng là tức.
Tiên chân gọi là không cực trong thái cực. Phật cùng với chư tổ truyền trao cái bên trong của vòng tròn (nói lên thể hư), cho nên có ví dụ về xe trâu (Kinh Diệu Pháp Liên Hoa).
Theo hơi hô hấp nếu tâm cùng tức chẳng tương y là chẳng điều. Vì Thần chẳng hay theo cùng với Khí, Thần Khí chẳng từng phối hợp mà lại chia lìa, gian cách chẳng điều, chỉ có giao tịnh thì điều. “Hoàng Đình Kinh” chú nói :
“Xuất vi hô Khí, nhập vi hấp Khí, hô hấp gian, tâm đương tồn chi.” (xuất là hơi thở ra, nhập là hơi thở vào, trong khoảng hơi ra hơi vào đó, tâm đang ở đó). Lại Phật nói : tùy thuận theo hơi thở, mà theo cái diệu tự nhiên vậy. Đều nói tâm tức cần yếu là phải tương y, nếu tương y mà cường chế chấp trứ, hô hấp mà chẳng tùy thuận tự nhiên, thì cũng chẳng điều.
Tâm tức y rồi, nếu lại phóng túng hành động không biết kềm chế thì chẳng theo đúng đường đi của chân tức, thì cũng chẳng điều.
Lúc tâm tức tương y đó, hành thì cùng hành, trụ thì cùng trụ. Hành cùng chỗ hành, trụ cùng chỗ trụ không chút nào chẳng tương y, do vậy mà gọi là điều chân tức. Đạo là hoàng xích 2 đạo. Thần Khí đồng hành tất do đạo. Do đạo này mà thái thủ, mà hay được Khí phanh luyện, mà hay thành đan thai tức, mà hay trùng hòa đại định, chẳng theo như thế thì chẳng thể được Khí thành đan mà định Thần.
Đó là chỗ cổ Tiên gọi là hành mà chẳng Tinh vậy.
Môn nhân hỏi Đan Dương Chân Nhân, đệ tử hành đạo đã lâu, vẫn chưa sáng đạo là tại sao ? Chân nhân nói : hành chẳng Tinh.
Theo chân tức đạo, hành thái nhanh thì gần, phóng đãng mà chẳng điều.


Hành quý nhanh, mà kị thái nhanh. Sợ thái nhanh, tự nổi thô (phù ? ) mà chẳng thành tức đạo, nếu thô mà chẳng đúng đường, thì Thần Khí đều tự tán mạn mà chẳng ngưng tụ, tâm tức tuy y mà chẳng được tương y thành công.
Hành hoãn thì trệ, có đồng cùng hô hấp cũng sẽ thành đại bệnh.
Hoãn thì Thần Khí trệ mà chẳng hành, hoặc muốn hành mà chẳng thấy có Thần Khí hành, hoặc muốn hành tất nhờ đến hô hấp có Khí theo cùng. Mà hô hấp hoàn toàn chẳng nên chấp trứ, hô hấp Khí nếu một khi chấp trứ, bèn khởi tà hỏa mà thành tật bệnh.
Chỗ xưa cho rằng chẳng luyện hô hấp Khí như thế thì cũng chẳng điều.
“Hoa Nghiêm Kinh” nói : “Vi tiễn Như Lai sở hành đạo, chẳng trì chẳng tốc, thẩm đế kinh hành thị dã.” (noi theo chỗ hành đạo của Như Lai thì chẳng chậm chẳng nhanh, xét rõ thường làm như vậy)
Lại hỏi : Rốt cuộc làm sao mà gọi là điều ?
Đáp : Nhanh mà chẳng phóng đãng. Chậm mà chẳng trệ ngại. Thuần Dương chân nhân nói : “Nhiễu điện bôn vân phi nhật nguyệt, khu long tẩu hổ xuất kiền khôn.” (chớp giật mây bay ngoài nhật nguyệt, xua rồng đuổi cọp khỏi kiền khôn ? )
Tự nhiên hay do chân tức đạo vậy.
Du Ngọc Ngô nói : “Hỏa hậu tiến thối, chẳng được có một chút xíu sai khác, mà về sau trong khoản 9 lần chuyển biến, có thể giữ được không sai.”
”Bất kiến kỳ hữu, vị chi vật trợ.” (chẳng thấy là có, cho nên chẳng giúp). Chân tức tự có mà chẳng có, nếu vọng chấp là có, mà trợ giúp sẽ làm lớn
thêm tà kiến.
”Bất kiến kỳ vô, vị chi vật vong.” (chẳng thấy là không, cho nên chẳng quên) Chân tức gốc là không mà tự chẳng không, nếu khởi vọng chấp là không, thì chẳng thành chân tức. Chẳng có chẳng không, chẳng thấy chẳng chẳng thấy.


Thấy có thấy không, đều là thiên kiến. Là đoạn kiến thường kiến, đều có hại đến chân tức, nên đều chẳng phải.
Hợp theo tự nhiên cùng theo đại đạo.
Thấy có thấy không đều là tà kiến, bám chấp sai lệch. Chẳng thấy có không, mới là dùng ý. Chấp trứ thì chẳng tránh khỏi cái hại thiên chấp, làm sao thành đan để được đại dược, tất phải hợp theo tự nhiên mà về sau có thể cùng về đại đạo.
Như thế có 1 hô 1 hấp, chẳng được chẳng như vậy. Nếu chẳng như vậy, thì hỏa hậu ấy sai mất mà chẳng hợp lý trời, tất chẳng thành đan chứng đạo.
Lại hỏi : Khi chẳng hô chẳng hấp thì hơi thở ra sao ?
Đáp : trãi qua sẽ biết có huyền diệu trong đó.
Mã Đan Dương Chân nhân nói : “Điều tức chẳng được bám chấp (trứ) đến mũi miệng, phải điều cái dùng của hơi thở, thì tự nhiên hơi thở định.”
Chẳng phải rán sức nín thở.
Lưu Hải Thiềm nói : “Mạc tương bế Khí vi chân Khí, sổ tức án đồ câu vị thị.”(chẳng dùng nín thở mà cho là chân Khí, đếm hơi xét đến cũng chưa phải. )
Nín thở lâu thì phải thở lại gấp mà chẳng điều.
Nín thở là ngoại đạo tà thuật cường chế nín thở đến chỗ cùng cực đó, vẫn chẳng phải tự nhiên chân tức hay không cực nên nói chẳng điều. Thiền gia nói : “Chuyển được thân, thổ được Khí, cũng từ ý này mà sau có thể xưng là thiện na trụ trượng tử.”
Thiền là tĩnh. Na là hơi thở (tức). Nói đến hơi thở trong lúc tĩnh định vậy.
Vãng trượng tử, cũng nói về hơi thở. Như người chống gậy đi đường, ví dụ cho người tu Phật, tâm nương hơi thở, mà về sau mới lìa trần lìa cảnh, giải thoát mà kiến tính. Kẻ có chí lớn muốn tu hành, tâm nếu chẳng nương hơi thở mà thiền định thì chỉ đến ngoại đạo, làm phàm phu khẩu đầu thiền mà thôi.
Cũng chẳng phóng túng hơi thở.


Lưu nói : “Chuyên Khí trí nhu Thần cửu lưu, vãng lai chân tức tự du du”
(Đến khi Khí hoàn toàn mềm nhẹ mới giữ Thần được lâu, chân tức qua lại thong thả như đi dạo mát). Nói chẳng có thể phóng túng như phàm phu, câu trên ép nín thở đã trả lời về chấp hô hấp rồi. Câu này nói về túng Khí là trả lời câu túng hô hấp vậy.
Phóng túng thì mất mà thành không, biết mà chẳng điều.
Đã phóng túng chẳng soi chiếu để quản thúc, thì niệm chẳng tại hơi thở, cũng chẳng biết đến hơi thở, thì tức làm sao được điều. Thiện gia còn nói : “Vị đáo thủy cùng sơn tận xứ, thả tương tác bạn quá thời quang.” (Chưa đến chỗ sơn cùng thủy tận, hãy làm theo bạn qua từng ngày) Cũng là ý này mà sau có thể hay nhiếp tâm tịch diệt.
Lại hỏi : sao là đại dùng ? Đáp : xưa nói : “Tự có thiên nhiên chân hỏa hậu, chẳng tu sài thán cập xuy hư.” (tự có thiên nhiên chân hỏa hậu, chẳng tu đốt lò (sài thán ? ) cùng hít thở.
)
“Sanh Thiên Đắc Đạo Kinh” nói : “Mắt tâm bên trong xem chân Khí, lấy thanh tịnh quang minh, thăm thẳm mênh mông, mờ tối lặng lẽ, chánh đạt không vi, an tĩnh 6 căn, tịch chiếu 8 thức, ngũ uẩn đều không, chứng diệu tam nguyên, được đạo thành chân, tự nhiên tu đến.”
Trong Phật kinh chỗ nói Phật lý, đều theo như vậy.
Như vậy là tự nhiên định tĩnh, định tĩnh chẳng lấy, đầu sào trăm thước, tiến thêm một bước. Đến chốn an ổn lâu dài. Phật nói là khinh an. An là hòa. Phật gọi là pháp hỉ, cũng gọi là thiền duyệt. Hòa mà hay trùng, trùng mà không cực, trùng hòa lý được.
Trùng hòa lý ấy, tức là chỗ trong “Nhập dược kính” nói : “Tiên thiên Khí, hậu thiên Khí, đắc chi giả, thường tự túy.”


“Linh Quang Tập” nói : “Diên đảo tuần hoàn tự túy nhân.” (điên đảo tuần hoàn như người say. )
“Thúy Hư Thiên” nói : “Cốt nhục dung hòa đô bất tri.” (xương thịt dung hòa cũng chẳng hay)
Vương Trọng Dương chân nhân nói : “Tầm tự tại, mịch tiêu diêu, tiệm tiệm quy thiền định.” (để được tiêu dao tự tại phải thiền định lâu dài), đều nói về nghĩa trên vậy.
Tức là chỗ “Hoa nghiêm kinh” nói : “Dĩ định ưu tâm, cứu cánh không dư giả.” (tâm thường được định, được đến niết bàn)
“Phạm Nạp Giới Kinh” cũng nói : “Như như nhất đế, mà hành đến không sanh không. Nhất thiết Phật thánh hiền, đều đồng không sanh không.”
Không sanh đến không là chốn rốt ráo tịch diệt, chính là chỗ cùng không lại hay cùng tận, lý không tức không dư niết bàn cũng đồng đến cõi Tiên an vui mà trùng, trùng về không cực.
Mà chân tức bên trong có thật tướng của hơi thở. Nếu không phải không thì không tức cũng chẳng có lỗi, vì không tức mà thật là có vậy. Đã gọi chân tức thì cùng phàm tức chẳng đồng. Nói chân tức là vì bên trong có thật tướng của chân tức. Thật tướng là từ không không mà không tức. Bắt đầu có thể nhập định đến chân không tức là địa vị chân không. Nếu chẳng hay không không mà dồn ép thì chẳng phải không tức mà là hạo nhiên, là phàm tức, chẳng phải chân tức vậy. Nên “Trung Hòa Tập” nói : “Thủ tự hữu, khước như vô.”
(giữ tự có, bỏ như không) ngầm nói diệu dùng bên trong của chân tức! Chân tức đó, là con đường tất yếu để nhập niết bàn tịch diệt. Phàm tức thì phải đọa phàm phu chẳng thoát sanh tử luân hồi. Học giả nên biết nghĩa đoạn văn này chỉ ra cách tập ban đầu, là nguyên nhân để nhập định. Chẳng tức thì không tướng, không tướng thì thật chẳng thấy có, mà cũng chẳng thấy không.
Văn trên nói bắt đầu tập định, tuy muốn đạt đến không thở, nhưng có tập để được không mà chưa được không, nên nói : thật có. Đến khi được chẳng thở trong thời gian lâu mà được định đến không, hoàn toàn không có tướng của phàm tức, đã là tướng của không tức, thì ngay nơi không tức mà đại định, mà chứng thánh, chứng tính địa. Nếu còn khởi một niệm, cho rằng có thấy hoặc chẳng thấy, thì chẳng phải là định. Nói chung chẳng khởi niệm phân biệt có không, theo như vậy được chân định, mà về sau có thể Hoàn Hư.
Sở dĩ không mà chẳng không, chẳng không mà không mà do chẳng khởi niệm cho là không, chẳng khởi niệm cho là chẳng phải không, ngay đó được không, là chân không. Tức là chỗ Vương Trọng Dương chân nhân nói ”Hư không phản chiếu hư không cảnh, chiếu xuất chân không không chẳng không.”
Tức là chỗ Thế Tôn nói ”Không, bất không Như Lai tàng” đều nói về lý này.
Ngay lúc chẳng không, nếu khởi lên ý niệm cho là chẳng không, là đọa thường kiến bám chấp vào chẳng không. Mà nếu không, chính là chiếu (soi) mà thường tịch (lặng) vậy. Trong lúc không đó, mà khởi lên ý niệm cho là không, là đọa đoạn kiến bám chấp vào không. Mà nếu chẳng không, chính là chiếu (soi) mà thường tịch (lặng) vậy. Phật tông có phân biệt rõ, chẳng mồi đuốc mà cho là tự có linh quang diệu cổ kim, nên nói : không chẳng không là chân Như Lai tàng. Lại nói rốt ráo tại tịch chiếu song tu, tịch chiếu cùng quên (vong) mà dùng.
Cả Tiên Phật 2 tông nói không, nói tịch, nói hữu, nói vô, đều nói tâm tức tương y định. Nói tâm tính, thì có hơi thở ở trong. Nói hơi thở (tức), thì có tâm ở trong.
Nếu ngoài tâm, ngoài tính, thì chẳng hay định được hơi thở (tức). Ngoài hơi thở (tức), thì chẳng được tính định, tâm định. Học giả chẳng có thể chấp văn hiểu sai, mà đọa không vong, chẳng chứng quả. Ráng mà hiểu được chỗ Tiên Phật hội tông cùng chỉ ra.
Ngộ được chân không thật tính, mà điều chân tức này. Tức nếu chẳng điều được, rốt cuộc khó được đại định. Vốn lấy tâm làm chủ tể mà định tức, tức nếu chẳng điều thì chẳng định, thì tâm tính chẳng định, làm sao hợp đạo.


Phó Đại Sĩ nói : “Lục niên tuyết lĩnh vi hà nhân. Đại định điều hòa Khí cùng Thần, nhất bách khắc trung đô nhất tức, phương tri đại đạo hiển tam thừa.”
“Sáu năm núi tuyết làm mỗi việc : Đại định điều hòa Khí với Thần, Suốt 100 khắc liền một hơi, Mới biết 3 xe trong đại đạo” (3 xe - xem kinh Pháp Hoa) Người có thể thở hơi này mà lìa được hơi này, mới có thể nhập diệt tận định vậy. Hơi thở mà lìa được hay không là nói đến vạn pháp được về 1 cùng chẳng được về 1. Diệt tận định thì tâm không còn sanh diệt, hơi thở chẳng còn ra vào, được chân đại định vậy.
Than ôi ; Cảnh tỉnh người sau học lời lẽ Tiên Phật thánh chân vậy. Diệt tận định mà sau mới có thể từ định mà xuất. Chưa nhập đến diệt tận định mà vọng xuất, kẻ ấy sẽ bị tẩu đan, Phật tông gọi là nhập ma, đều chẳng phải chỗ gọi là xuất định, mà cũng không hiện được Thần thông. Chính là có thối đọa nguy hiểm, nên có cách bảo vệ. Thần thông cảnh giới hướng thượng, đều do có Hoàn Hư hợp đạo mà được. Diệt tận sanh diệt, xuất do nơi định mà xuất, xuất mà Thần hay thông đạt không chướng ngại, chẳng vì chỗ lục trần chướng ngại mà chẳng thông mới là chân Thần thông. Mà hay lên trời xuống đất, 6 thông 10 thông, trăm ngàn vạn ức, không chỗ nào chẳng thông, đó là tới chỗ chứng Hoàn Hư hợp đạo.





Câu hỏi 6 : Nói về dược hỏa, phân chia chưa hiểu được, vì có một lần đã được nghe dạy là : Thần là hỏa, Khí là dược, lấy Thần cởi (ngự) Khí, là lấy hỏa luyện dược, như vậy Thần và Khí là 2 món. Lúc khác lại nghe, hỏa tức là dược, dược tức là hỏa, nói vậy là hỏa dược chẳng phân, Thần Khí là một. Có lúc lại nghe khác nữa, lúc hái là dược, lúc luyện là hỏa, vậy thì Thần Khí đều có thể nói dược, đều có thể nói hỏa. Sao có 3 cách nói chẳng đồng vậy ?
Đáp : Đồng.


Hỏi : Câu nói khác nhau sao lý lại đồng ?
Đáp : Đều là lấy Thần ngự Khí, lúc hái thì Khí quay về trong Thần, Thần Khí hợp một, mà cùng thăng cùng giáng mà được dược, nên gọi là dược. Có thể ngay đó được hống vật, mà tên là chân diên.


Phàm nói chân diên, nói chân hống, nói chân tức, đều trong Tiên đạo hợp cả 2 lại mà nói, nếu còn phân 2, chẳng hợp nhất, thì chẳng có thể gọi là chân. Đó là phàm tức, phàm diên, phàm hống mà thôi.
Luyện thời Thần quay về Khí huyệt, Thần Khí hỗn dung mà đồng hành đồng trụ, vì có hỏa, nên gọi là hỏa. Có thể ngay đó được diên vật, mà tên là chân hống.
Chân diên là chỗ thái thủ quy căn Tinh Khí trong thân. Chân hống là trung tâm phối hợp Tinh Khí mà làm, là Thần là chủ để thái thủ phanh luyện. Gồm chung mà nói trong khi công phu lâu dài có diên, gọi là chân diên. Trong diên có hống, nên gọi là hống. Đó là diệu nghĩa mà người đời chẳng biết. Nên Khâu chân nhân nói : “Bạch nhật đồng hành, vãn lai đồng miên đồng ngọa.” (Suốt ngày cùng làm, qua lại cùng ngũ, cùng nằm), chính là nói về Thần Khí chẳng lìa.
Gồm chung lại thì 2 vật hợp làm một vậy.
Lý Ngọc Khê nói : “Lấy Thần ngự Khí để thái dược, lấy Khí hợp phù để hành hỏa.” Đều nói Thần Khí hợp nhất, mà cùng làm cùng chỗ.
Là dược là hỏa, làm 1 làm 2, sao lại chẳng thể.
Trong”Linh Bảo Độ Nhân kinh” Nguyên Thủy Thiên Tôn nói : “Ngay lúc Thần Khí diệu hợp thái không không thể, tự nhiên chẳng còn thuộc Âm Dương, tự không còn sanh tử, thăng nhập vô hình, ngay đó chứng được đạo vị, nên gọi là được đạo.”


Ta có 1 bài thơ như sau :
Vị ngôn hỏa dược tổng giai phi (Nói là hỏa dược đều chẳng phải.)
Ngoài hỏa dược mà mượn tên là hỏa dược, vì các bậc thánh chân từ diệu dùng của Thần Khí mà phát minh, 2 ấy bèn hợp làm 1, nên thánh chân thường gọi là tịnh nhất.
Nhật nguyệt tề luân ngự Khí phi.
(Trời trăng xoay vòng cởi Khí bay.)


Nhật dụ cho Thần, nguyệt dụ cho Khí. Nhật nguyệt có cùng độ số mà hoạt động, Thần Khí cùng tương tùy mà thi hành, tương y mà dừng trụ nơi trong (trụ lý). Mà Thần vốn không, nên biết có lúc thành tự có. Khí vốn có, khi không cùng lúc thành tự không. Có không chẳng đồng, chẳng tương hợp, tất do hô hấp Khí mà hợp, nên Tiên thánh đều dụ lấy hỏa luyện dược, chẳng vậy thì tất chẳng thể sử Thần hợp cùng Khí, cũng chẳng thể hành hoặc trụ đúng pháp. Khâu chân nhân nói : “Vận hành chu hồi danh hữu kính lộ, bất đắc trung Khí oát toàn, tất bất chuyển.” (Xoay vòng vận hành đi lại nên gọi đường tắt, chẳng được trong Khí chủ động quay lại thì chẳng chuyển) Nên ta nói : cởi Khí bay (ngự Khí phi).
Tý tịnh hậu thăng thiên thượng khứ, Ngọ đồng tiền giáng địa trung hồi.
(Giờ Tý đều từ sau dẫn đi lên trên trời, Giờ Ngọ đều từ trước dẫn về trong đất) Thuần Dương Kỳ Quân nói : ”Tý hậu ngọ tiền định tức tọa, giáp tích song luân côn lôn quá.” (Sau Tý trước Ngọ ngồi định hơi thở, theo đường Giáp Tích Song Luân vượt qua núi Côn Lôn.)
Là nói giờ Tý Thần Khí cùng tịnh, theo sau thăng lên, giờ Ngọ Thần Khí đồng đến trước giáng xuống mà tuần hoàn.
Lịch Thần thập nhị giai lưu phục.
(Trong 12 giờ đều giữ gìn ẩn lặng) 12 giờ trong thân, đều là nói về Thần Khí. Trong lúc hành hỏa hậu thì Thần Khí cùng hành, đến lúc hỏa hậu lưu phục thì Thần Khí cùng trụ.
Quán đính tam song mặc chuyển di.
Quán đính là giữ nguồn nước Nguyên Tinh chân nhất, ngược bay về trên mà quán chú đến đỉnh, đó là nói về thái dược. Phật tông chư bồ tát tu hành ở từng nơi, thuyết pháp giảng kinh, thì trước Tiên bắt đầu quán đính, là nói theo ví dụ này, sao chư tăng lại chẳng biết chẳng xét, khiến Phật giáo không được Tinh nghiêm. Là do chẳng trừ dâm để sớm lìa dục giới, li dục phạm hạnh tuy được nghe nói rốt cuộc không có đất để dùng. Tam song là : Vĩ Gian, Ngọc Chẩm, Giáp Tích là 3 cửa cùng Tích Cốt lưỡng bàng đều trong 1 khiếu, gồm hoàng xích 2 đường, 3 cửa đều trong 2 khiếu, nên nói : tam song mặc chuyển di, Thần Khí theo 3 cửa 2 khiếu bên trong lặng lẽ chuyển vận tuần hoàn.
Cổ thánh tạm gọi là hỏa dược, chẳng ngoài Thần Khí nương tựa lẫn nhau.
Ngay nơi câu ”Ngưng Thần nhập Khí huyệt” mà hiểu được việc lớn của
Tiên Phật tu hành.


Câu hỏi 7 : Xin hỏi người xưa có ví dụ như mèo rình chuột là nghĩa gì ?
Đáp : Đó là ví dụ cho lấy tính nhiếp tình, lấy Thần gọi Khí. Khi mèo rình chuột thì 4 chân trên đất giữ im lìm chẳng lay động là nói đến tâm chuyên ý thành. Tức là chỗ Lữ Tiên ông nói ”Trai giới về sau nhất Dương sanh”.
Hai mắt lom lom, hết lòng lo một việc bắt chuột.
Nghĩa là hết sức cẩn thận để khỏi phải phạm sai lầm trước mắt.
Trong “Âm Phù Kinh” nói : “Cơ tại mục.” (mắt) Tức là chỗ “Lăng Nghiêm Kinh” nói : “Phật nói với A Nan rằng, nếu chẳng biết tâm và con mắt ở đâu, thì chẳng hay giáng phục trần lao.”
Lại nói, trường sanh cửu thị, chỗ Phật nói chánh pháp nhãn tàng đều nói đến nghĩa đó.
Như vậy nghĩa của cơ tại mục Tiên Phật đều nói như nhau. Xét đến nghĩa của tịch nhiên chẳng động, là nói tóm tắt biết trắng giữ đen biết hùng giữ thư lúc 100 ngày nhìn vào trong.
Lời Tiên gia nói có thể hiểu kim sắc trắng được sinh ra từ thủy sắc đen, khi trong đen mà sinh ra trắng, lúc chuyển thành trắng đó, Hùng là Dương là Nguyên Tinh Khí trong thận thủy. Hùng là Âm ví dụ cho thận thủy, cuối câu cũng nói lên nghĩa này.
Có thể chẳng ngày đêm tĩnh tư để trừ lục tặc được sao.
Như Phật Thế Tôn tu hành từng ở tại tuyết sơn 6 năm, ngày đêm tĩnh tư để trừ lục tặc. Lục tặc là nhãn nhĩ tị thiệt thân ý, trong 6 căn vọng khởi sắc thanh hương vị xúc pháp là lục tặc. Tĩnh tư là tịch tĩnh mà giữ chánh định chánh niệm, đến suốt 12 giờ chẳng gián đoạn, nếu sanh 1 dục niệm, thì tâm lớn bị hại mà đọa xuống dục giới, thế nên cần phải nhanh chóng giữ lấy chánh niệm để trừ.
Muốn được thuần thục chẳng hai, phải biết dùng chí chẳng phân, ngưng Thần nhìn vào trong 10 tháng vậy.
Lời Tiên gia nói nhìn vào trong để luyện Khí hóa Thần.
Nên biết Phật cũng thường nhắc các đệ tử phải ngồi thiền trong phòng vắng hằng giữ chánh niệm.
Theo lời Phật dạy trong Viên Giác Kinh, có thể biết lời dạy của Tiên Phật đều cùng dùng ví dụ mèo rình chuột.
Lấy mèo ví dụ chủ nhân, lấy chuột ví dụ chân Dương dược vật. Rình là ví dụ cho thái dược. Bắt đầu phải làm như vậy, qua giai đoạn đó thì phải quên mèo quên chuột, phải bỏ rình mà sau có thể liễu đạo. Ta nay luyện từ nguồn nước giờ Tý, lại phải biết việc đến sau kia, tức dược sanh có cơ. Nếu chẳng hiểu chân Dương sanh cơ thì sao có thể cùng theo đến rốt của chân cơ, đã vậy thì cũng như mèo rình chỗ trống. Nếu biết Dương sanh chân cơ mà chẳng biết được lúc thu hái (thái), thì chân cơ chẳng thể quy căn phục mệnh, mà thành khô tọa ngoan không, thì cũng ví như mèo rình chỗ trống. Tuy có thân tâm tự nhiên sanh cơ, rốt cuộc cũng chỉ là lầm qua trước mắt.
Do vậy mà phải nói để tránh làm con mèo ngu đó.


Câu hỏi 8 : Sao gọi là trùng hòa ?
Đáp : Trùng hòa là nói diệu nghĩa về hơi thở trong khi chẳng thở. Vịnh Khứ Tập nói : “Trùng hòa là tối huyền lý lúc nhị Khí trộn chung, đủ đầy trong trời đất, bốc nóng trong thân thể.”
Trời đất trọn đủ trong thân này, cả người sung mãn cùng khắp, nếu có một chút chẳng đủ, thì không gọi là trùng hòa. Chung Ly chân nhân nói : “Vận Chu Thiên, thì hỏa khởi phần thân.” Phần thân nghĩa là lúc hơi thở tràn đầy bốc nóng vậy.
Chẳng phải chỗ trở ngại hô hấp, cũng chẳng phải chỗ trình bày thăng giáng.
Có hô hấp thì không được trùng hòa, nếu hấp thăng hô giáng chẳng dừng thì chẳng thể cùng trùng hòa thay phiên tuần hoàn. Để trùng hòa tất phải lìa chỗ trở ngại hô hấp, lìa chỗ trình bày thăng giáng, làm được như vậy mới là trùng hòa diệu xứ.
Mộc Dục nên nói đương nhiên, thủ trung cũng xưng mật pháp.
Trong giai đoạn 100 ngày luyện công dụng Tiểu Chu Thiên gọi là Mộc Dục.
Trong giai đoạn 10 tháng luyện công dụng Đại Chu Thiên gọi là thủ trung. Thủ trung ấy, chẳng bám chấp sai lệch mà đọa thường pháp, cũng chẳng bám chấp vào không mà đọa đoạn pháp, lấy có nhập không, tất nhiên sẽ hợp trung đạo mà tự nhiên nên gọi là thủ trung. Chính là chỗ nói về trùng hòa diệu dụng. Hậu lai thánh chân Tiên Phật, được thầy dạy đầy đủ, tu tập sẽ được ấn chứng giải ngộ đến đó. Lưu Trường Sanh chân nhân nói : “Trùng hòa Khí dưỡng Thần.”
Người đời chẳng biết điều tức ra sao. Ta nói điều tức hòa mà có thể trùng vậy.
Vương Trọng Dương chân nhân nói : “Thường toàn hô hấp định suyễn tức, thật không khó, hội dưỡng Khí Thần điều trùng hòa, cũng rất dễ.” Lại nói : “Thần Khí trùng hòa thành đại dược.”
Người đời chẳng biết đến đây, cần phòng nguy lự hiểm chỗ nào. Ta nói đề phòng vì chẳng hòa mà chẳng được trùng là điều nguy hiểm đó.
Chẳng hòa thì đọa đến cường chế bàng môn tà pháp, chẳng phải chẳng không mà không dừng, sao lại được trùng.
Chỉ có hòa mới có thể trùng, chẳng hòa thì chẳng thể trùng.
Hai câu trên đã nói rõ 4 nghĩa.
Thái dược, luyện dược, dã chiến là chỗ hành của Tiên cơ Phật pháp khi hành.
Thủ thành là chỗ trụ của Tiên cơ Phật pháp khi trụ.
Kết thai cũng như vậy mà dưỡng thai cũng như vậy.
Kia nói từ 100 ngày đến 10 tháng, trong tiểu Đại Chu Thiên hỏa hậu khi ấy đều chẳng ngoài trùng hòa. Tích Lưu Trường Sanh chân nhân nói : “Trùng hòa kết khảm li.” là nói giai đoạn 100 ngày. Nói : “Trùng hòa Khí dưỡng Thần”, là nói giai đoạn 10 tháng.


Lại hỏi : Cảnh tượng của trùng hòa như thế nào ?
Đáp : “Chẳng thiên lệch chẳng dựa nương”. Thiên lệch dựa nương là câu chấp, có giúp mà chẳng trung. Không vượt quá, cùng chưa đến. Chẳng dùng ý thái cấp mà vượt quá, chẳng dùng ý thái hoãn mà chưa đến. Chẳng tật chẳng từ. Chẳng tật nhanh mà sao lãng thành phù đãng, chẳng từ hoãn mà tổn thất thành ra đình trệ. Chẳng không chẳng có. Chẳng túng phóng cho là không, mà thật tự có. Chẳng cường chấp giữ có, mà thật tự không. Tức là phải không mà chẳng không, chẳng không mà không. Trừ được 8 bệnh ấy mới hòa mà có thể trùng, có nó thì chẳng hay trùng.


Lại hỏi : tác dùng của trùng hòa là gì ?
Đáp : như vợ chồng cùng nhau gánh vác. Tâm và hơi thở cùng nương tựa nhau.Âm Dương hợp nhất. Cả hai Tinh diệu, hợp mà ngưng. Ở thì cùng làm, chẳng trước chẳng sau.
Nếu Tâm theo ý mà động, trước thì đọa đến bàng môn đạo dẫn, sau thì chẳng làm chủ được chuyển vận. Đều chẳng phải thật nghĩa của hợp hòa. Điều ấy rất nguy hiểm nên phải đề phòng. Lời Phật cũng nói : tùy thuận. Đêm thì cùng ở, chẳng bức chẳng lìa. Hơi thở theo tâm mà dừng. Thông thì thái quá, đến trùng mà chẳng hòa. Lìa thì chẳng cập, đến trùng mà chẳng hòa. Chẳng hòa là nguy hiểm. Như chỗ ta hiểu trùng hòa có tác dùng là chân tam muội.


Nếu bám chấp tiền hậu bức lìa, đều sai trùng hòa. Trùng hòa chính là diệu nghĩa thiền định. Còn Tam muội thì trong Hoa Nghiêm Kinh nói : “Chân thụ dùng trong chánh định.”




Câu hỏi 9 : Nơi nào phải phòng nguy lự hiểm ?
Đáp : Từ đầu đến cuối, mỗi việc đều có nguy hiểm, nay chỉ lược nói vì không thể coi nhẹ mà phải tuân luật trời nghiêm cấm nên chẳng dám nói rõ. Chỉ nói sơ qua một số điều sau :
Như dược sanh có lúc, nếu chẳng biết đúng lúc dược sanh mà phạm sai lầm trước mặt là nguy hiểm. Thái dược có trạng thái của nó, chưa đúng lúc hoặc trễ nãi mà chẳng được Chân Tinh, chân Khí là nguy hiểm.
Tiên đạo dược sanh đúng lúc, cùng lời thế tục dối gạt người chẳng đồng, nếu không đúng lúc, tuy có thái dược mà không được dược. Trong chỗ không mà cho là được, chẳng phải chân dược thì chẳng thể thành đan, hoài công không ích. Đúng lúc sanh mà hái, chân hậu đến bèn hái ngay, mà sau mới có thể được Chân Tinh chân Khí.
Hỏa hậu hành Chu Thiên, sai sót mà ra ngoài hoàng xích nhị đạo, mờ mịt chẳng thấy được chỗ cần noi theo, là nguy hiểm.
Hỏa hành đến từ sau giờ Tý trước giờ Ngọ, có hoàng xích 2 đường, đó là Chu Thiên hỏa, vào giờ Tý ở phía sau nghịch vận. Phải như vậy, nếu sai sót theo đường khác mà làm thì mênh mông mịt mờ chẳng thấy đường ngầm, do hành hỏa sai sẽ chẳng tựu hộ đỉnh để luyện đan, thật là nguy hiểm nên đề phòng đó.
Tiến hỏa chẳng tiến đến chỗ nên dừng, hoặc chẳng đến chỗ nên đến, ngay đó lại gia tăng phần số. Thối hỏa chẳng biết chỗ lui, ngay đó lại giảm đi trình hạn, chẳng hợp mà thiếu sót Tiên cơ, là nguy hiểm.
Chỗ nên dừng trong ”Hoàng Đình kinh chú” nói : “Xuất nhân hô hấp, câu nhập đan điền.” Trình hạn là không được chẳng đủ làm nhỏ lửa, sẽ không trường vượng để biến hóa; không được thái quá làm to lửa, hỏa luân chẳng hay chuyển vận mà cháy mạnh, ngọn lửa không thể chế ngự.


Trần Nê Hoàn nói : “Thái thủ có pháp, vận dùng có độ, cân lượng có thời thủy hỏa có cấp độ, cùng khéo léo của trừu thiêm tiến thối, sâu xa của Mộc Dục giao kết, không thể chẳng phòng nguy lự hiểm.”
Bạch chân nhân nói : “Khi ôn dưỡng, dùng tâm chẳng cẩn thận, chẳng đề phòng nguy hiểm, thì chẳng phát hiện kịp hống chạy diên bay.”
Hỏa đủ mà chẳng biết dừng hỏa sẽ bị cái nguy tổn thương đan.
Thôi chân nhân trong Nhập Dược Kính nói : “Hỏa hậu túc, mạc thương đan”
Chung Li nói : “Đan thục chẳng tu hành hỏa hậu, canh hành hỏa hậu tất thương đan.”
Trương Tử Dương nói : “Tu luyện trở về phải biết đủ thì dừng, nếu chỉ trì hành theo ý riêng của mình thì khó tránh khỏi một phen lao nhọc.”
Được dược trùng quan, mà khiếu chẳng được chân thông, sẽ có dược bại nguy hiểm. Điều đó cho biết trước dược thất chẳng thể thái để tu luyện về sau, do vì dược lực của đan còn yếu, chẳng thể trường sanh, cũng chẳng thể trùng quan, mà dược cũng sẽ mất đi nên chẳng khác phàm phu.
Quan khiếu sơ thông mà chẳng thể thăng tam quan để tụ, nghi ngờ mà thối tán là nguy hiểm.
Tụ, do Thần làm chủ, nếu chẳng Tinh thành dũng mãnh tiến ngay một mạch để thấu tam quan, mà có một chút chậm trể, thì hỏa bị lui mất, thì làm mà chẳng được gì.
Qua tam quan có nguy hiểm tại Thước Kiều.
Thước Kiều vốn không lối có thể thông. Mượn kiều để thông hành. Chữ Thước là của hướng nam cung ly, Tâm Thần là nghĩa của chu tước. Toàn bằng Tâm Thần lĩnh Khí đưa qua chỗ ấy, nên ví dụ là Thước Kiều, lúc đưa qua mà chẳng hợp Tiên cơ thì có nguy hiểm.
Qua Thước kiều nguy hiểm ở chỗ phục thực về hoàng đình, bước bước tại đầu sào, tiến 1 bước không bám chấp ở bước, nếu bám chấp hư không nơi 1 bước, sẽ có nguy hiểm lớn.
Trọng Dương chân nhân nói : trên chót đầu sào hãy tìm tòi.”


Luyện Dương Thần mà Âm vi tế chưa dứt, Thần thai tựu mà ma chướng xuất hiện cả trăm là nguy lớn vì thiếu sót. Không phải cảnh xuất mà vọng xuất, là nguy hiểm. Có cảnh xuất đến mà chẳng xuất, cho đến ngay khi đang xuất cũng chẳng phải không nguy hiểm, như xuất định mà nhập định, nguy hiểm rất nhiều không thể nói hết. Như vậy có nhiều nguy hiểm, đều nên xét đến, không để bỏ sót, bước qua được rồi, gần đến siêu thoát sanh tử luân hồi, thật chứng trường sanh chẳng tử, hướng làm có đường lối, cùng đạo tương ứng, về sau chứng được hư không, mới là không nguy hiểm, chính là chỗ nói vạn vật có hư hoại, hư không chẳng hư hoại vậy.







Câu hỏi 10 : Thế nào là Mộc Dục (tắm gội) ? Vì sao gọi là Mộc Dục ?
Đáp : Mộc Dục là pháp yếu để luyện Tinh luyện Khí, là hỏa hậu bí cơ. Cơ bí pháp yếu nên chẳng thể nói thẳng dễ bị người coi nhẹ mà gọi là Mộc Dục.
Mộc Dục là gốc của 2 ngôi Mão Dậu để nói về thuyết sanh tử : Đến giờ Mão Dậu, ở đây là ví dụ sẽ nói rõ ở văn sau, khi Thế Tôn hành Thần thuyết pháp cũng có lấy Mộc Dục làm ví dụ, có thể thấy Tiên Phật có tương đồng yếu pháp. Tại lúc Tiểu Chu Thiên, lại có tên là Âm Phù, cho đến chẳng hành có số hỏa, mà dùng không số để hợp đến có số, là chỗ “Ngọc Hoàng Ngọc Quyết” nói : “Âm nghĩa là tối. Phù nghĩa là hợp. Xét hợp thiên địa cơ, thao vận trường sanh thể nên gọi Âm Phù. Tại Đại Chu Thiên lại gọi là Phần Thân Tam Muội Hỏa.
Ý nói điều gì ? Là chỉ về ngũ hành ? Tại nơi thế đạo, riêng có nói về lý sanh tử, tức là 1 : Trường Sanh, 2 : Mộc Dục, 3 : Quan Đái, 4 : LÂm Quan, 5 : Đế Vượng, 6 : Suy, 7 : Bệnh, 8 : Tử, 9 : Mộ, 10 : Tuyệt, 11 : Thai, 12 : Dưỡng đó là 12 vì sao.
Ấy là phó thác đến Sửu Dần 12 Thần vị, thuyết này nói : hỏa sanh tại Dần, Kim sanh tại Tị, Thủy Thổ cả hai sanh tại Thân, Mộc sanh tại Hợi. Ngũ hành kiền Dương sanh đến 4 nơi đó. Dương tử vị tức là ngũ hành Âm kiền sanh vị, Âm tử vị tức là Dương sanh vị, cũng là chữ ví dụ chỗ kia chết mà chỗ ta sống, là nghĩa của chết bên này tức là sanh đến bên kia, thánh chân dùng cơ đại sự sanh tử của con người tại pháp Mộc Dục, là mượn để ví dụ vậy.
Có sống tất có chết, biết lo đến cái chết thì có thể sống.


Nói thiên địa Âm Dương cùng ngưới có sự tương đồng, chưa từng có sanh mà chẳng chết, chưa từng có chết mà chẳng sanh. Tiên gia luyện đan pháp cho rằng : Hỏa trường sanh tại Dần, thứ hai Mộc Dục tại Mão, mượn Mão ngôi mộc giữ tên mà gọi nơi giờ Mão dùng cơ, lấy Âm Phù làm hỏa hậu vậy. Lại nói Thủy trường sanh tại Thân, thứ hai Mộc Dục tại Dậu, mượn ngôi Dậu tên Mộc Dục mà dụ giờ Dậu dùng cơ, cũng Âm Phù làm hỏa hậu vậy.
Vậy chính cách nhìn nhận Âm Phù tức là Mộc Dục mà Hoàng Đế, Li Sơn lão mỗ Lý Thuyên trong ”Âm Phù Thuyết” đã nói rõ.
Mão Dậu ở trong ngôi tứ chánh.
Mão tại chánh đông, Dậu tại chánh tây, TÝ tại chánh bắc, Ngọ tại chánh nam. Nhập Dược Kính cũng nói tứ chánh.
Mà 2 hành Kim Mộc đâu thể không theo lý trường sanh Mộc Dục nơi Tý Ngọ.
Như Kim trường sanh tại Tị, thì Mộc Dục tại Ngọ vị. Mộc trường sanh tại Hợi, thì Mộc Dục tại Tý.
Lại Thôi chân nhân trong “Nhập Dược Kính” nói : “Khán tứ chánh” là vậy.
Thôi chân nhân xưa nay tiết lộ chẳng quá 3 từ.
Vương Trọng Dương chân nhân nói : Tý ngọ trùng hòa liên Mão Dậu, xuân đông thu hạ tương huề.
Đạt Ma nói : “Nhất thời dùng lục hậu, nhị hậu thái mưu ni. Tứ hậu biệt hữu diệu dụng”, là nói về điều này.
Lại hỏi : Người người đều nói Mão Dậu Mộc Dục chẳng hành hỏa hậu, nay nói yếu pháp, nói bí cơ, vậy có hỏa hậu hay không, có đồng với lời chúng nói hay không ?
Người đời cố chấp nói rằng chẳng hành hỏa, hoàn toàn không có hỏa hậu.
Do chẳng ngộ Tiên truyền, nên chẳng biết. Xưa nói : chẳng hành hỏa hậu, lý ấy là chỗ thấy biết của sơ học phàm phu chẳng có tu hành. Chỗ thấy đó chẳng thể dùng để tu hành, lời nói ấy chẳng thể dùng để tu hành. truyền lan ra thành một nhóm sai lầm, tuyệt không 1 người tin thật có pháp có cơ, riêng chỉ có Ngũ Thủ một mình nói pháp nói cơ. Đến như các lời nói pháp thế gian kia, rốt chẳng biết chúng nói hoặc phải hoặc trái, Ngũ Tử đều bác phải, bác trái, chỉ theo kết quả thu được từ thực hành mà dạy. Há chẳng biết lời dạy của chân Tiên có thể dùng để khảo chứng.
Đáp : Thánh chân nói Tứ thời hỏa, lấy chẳng hành có số hậu để làm hậu, đó là lời nói ẩn.
Sách ”Tham Đồng Khế” Ngụy Bá Dương chân nhân nói : “Nhĩ mục khẩu tam bảo bế tắc, vật lệnh thông li, Khí nội doanh vệ, khảm nãi bất dụng. Thông đoái hợp, bất dĩ đàm hi, ngôn thuận hồng mông.” (Tai mắt miệng 3 báu đóng kín, chớ để thông li, Khí trong doanh vệ, khiếm khuyết chẳng dùng, thông đổi hợp, không thể nói một ít lời, chỉ nói là thuận hồng mông).
Trần Nê Hoàn chân nhân nói : “Mộc Dục giao kết áo.”
Lục Tử trong chú “Ngộ Kỳ Thiên” nói : “Mão Dậu chẳng tiến hỏa, lấy chân Khí huân chưng mà làm Mộc Dục”. Câu này đã làm rõ ẩn ngữ, là lời tiết lộ lẽ chân.
Không phải hoàn toàn không hỏa hậu mà cũng chẳng ngoài nó, ta được nghe lời thánh sư mà biết được lẽ chân.
Thánh sư là các vị ngồi ghế da hỗ : Trương chân nhân, Lý Hư Am chân nhân, Tào Hoàn Dương chân nhân, tam thánh tự chứng chân mà truyền đạo chân.
Sách phái Ẩn Tiên cũng nói như vậy.
Tức sách của Ngụy Trần 6 bậc.
Thật chẳng phải lầm lỗi đến với chúng mà do chúng tự lầm, bọn nó theo lời bên ngoài của Tiên thánh ẩn ngôn, mà thốt ra chỗ thấy biết ngu mê tự đắc, nói Mão tây 2 thời Mộc Dục, cho là tất cả chẳng hành hỏa hậu, rồi khoe khoan điều này, đem tri kiến sai lầm tạo ra sách giả, khéo nói mê đời, còn người thế gian vì học ít thấy cạn, nghe mà cả tin theo lời ấy lại cho là có thể cứu đời. Ta trong bài vịnh đã nói :
Thế xưng Mộc Dục bất hành hỏa, Thả đạo xuy hư kí hướng thùy,
Yếu tương tứ chánh dung trừu bổ, Tài đắc kim đan nhất lạp quy.
Dịch nghĩa :
Kẻ cho Mộc Dục chẳng hành hỏa, Lời ấy không chỉ nẽo về đạo, Cần theo tứ chánh pháp thêm bớt, Mới đặng kim đan một hạt về.
Cũng lấy lời ấy nói với người đời sau. Hiền chân phân rõ vậy. Đổi lời nói chỉ cho là chẳng hành hỏa hậu có số về sau là Mộc Dục yếu pháp bí cơ. Hậu thánh siêng năng tu chân thật ngộ tất sẽ chứng được đến đây. Nhưng có phải ngôi hai tám tháng Mão Dậu chẳng hành hỏa hậu mà làm Mộc Dục ư ? Có thể biết rõ là chẳng phải vậy. Theo lời ấy mà biết phi pháp tại đó. Trọng Dương chân nhân nói : “Tý Ngọ câu vô, hà tu Mão Dậu – Tý Ngọ đều không, sao phải tu Mão Dậu”. Bạch Ngọc Thiềm chân nhân nói : “Không khứ không lai không tiến thối, bất tăng bất giảm bất trừu thiêm” – (Không qua không lại không tới lui, chẳng thêm chẳng bớt chẳng khuyết bồi). Chung Ly chân nhân nói : “Nhất niên Mộc Dục phòng nguy hiểm”. Tiết Tử Hiền chân nhân cũng nói : “Nhất niên mạt dục canh phòng nguy”. Đều có thể làm chứng. Lấy lời ấy làm chứng mà biết 10 tháng hoài thai đều lấy Mộc Dục làm chân truyền, không thể chỉ cho là hai tám 2 tháng làm Mộc Dục mà nói lầm, là sai vậy.
Đã nói trọn một năm đều Mộc Dục, thì biết tháng hai tám trong năm tối mà có chân nguyên thông tiên. Đạo kinh nói : được lớn vậy, trùng hòa mà bền lâu.
Điều ấy cũng nói ngoài hai thời Mộc Dục kia, cần yếu là lâu dài. Tóm lại đã răn dạy người phải phòng nguy, thì tất có trạng thái của Mộc Dục mà đề phòng chẳng có Mộc Dục, nếu kẻ kia chẳng hành hỏa, sao lại có điều nguy hiểm phải phòng. Ta nay có lời răn cùng hậu thánh, có nghi thì suy xét kỷ lời nói trên.
Lại hỏi : “Người xưa vì sao nói nhị bát nguyệt, mà không nói cho dễ hiểu hơn ? ”
Đáp : “Lời xưa nói nhị bát nguyệt, do noi theo Mão Dậu vậy. Hỏa Mộc Dục công phu vào giờ Mão Dậu, hư trống mà giúp cho Đại Chu Thiên, nên gọi là dục.”
Theo lý thì chớ chấp lời hư dối, làm mê lầm ngàn năm.
Theo lời trên chỉ rõ về Mộc Dục cơ, như Phật dùng thiện xảo phương tiện mà thuyết pháp, sao có thể cưỡng chấp làm thật, chẳng hành hỏa mà làm hỏng, thành mối hại cho đại đan! Lại lầm mà hại đến học giả tín tâm sau này!
Lại có lời Tử Dương chân nhân nói : “Hỏa hậu chẳng dùng thời”.
Hỏa hậu dùng Tiểu Chu Thiên, có 12 giờ, hết giờ thì có khoản giữa. Hành Đại Chu Thiên hỏa, chẳng dùng giờ thì không khoản giữa. Giờ nếu chẳng dùng, chẳng gián đoạn, thì sao có thể chấp nhận được việc lấy nhị bát hai tháng làm khoản giữa.
Lại nói, Mộc Dục pháp ấy giờ Mão Dậu luôn giữ hư trống. Thạch Hạnh LÂm cũng nói : Đông chí chẳng tại giờ Tý, Mộc Dục cũng chẳng phải Mão Dậu. Đều nói Tiểu Chu Thiên lại chẳng dùng giờ giấc mà chỉ giữ hư trống là Mộc Dục. Vậy mà nói Đại Chu Thiên có thể thật dùng tháng làm Mộc Dục sao ?
Ta đã nói : Chẳng hướng chân trời tìm Tý ngọ, sao lại đến trong lịch số để tìm Mão Dậu vậy, nếu cho rằng dưỡng thai mà bỏ đi công phu nhị bát hai tháng, thì Thần Khí tán mà trái đạo vậy.
Trong khi 10 tháng công phu Đại Chu Thiên dưỡng thai tức, đều là chuyển Thần nhập định. Nếu chẳng hành hỏa, thì chẳng thể chuyển Thần. Chẳng nhập định thì Khí chẳng hóa Thần, sao có thể được thành Dương Thần mà xuất ra ngoài thân.
Thường phụ nhân mang thai mà nói nhị bát hai tháng chẳng mang sao.
Dù cho phụ nhân không có cái lý hai tháng chẳng dưỡng thai, cũng cắt bỏ lời nói cho là tu Tiên dưỡng thai không có công phu của hai tháng, là lời chẳng lợi cho thai, bỏ đi mà không nghi.
Nay phá bỏ nghi vấn lâu đời, tiết lộ điều che dấu xưa nay. Cùng với quyển ”Thiên Tiên Chánh Lý Trực Luận” của ta mà thường xem sẽ phát minh được nhiều lợi ích. Hậu thánh chân Tiên Phật gặp được thiên nhân Thần sư truyền thụ đạo, tự ta ở Khâu Tổ Trường Xuân chân nhân đích phái, theo đó đã ấn chứng qua, mà sau có thể coi là chân tri Tiên đạo Mộc Dục.
Trương Tử Dương nói : địa ngục chẳng giam người truyền đạo, dạy giữ kinh sách độ ba thầy.









Bài đăng phổ biến từ blog này

Đao Lợi Thiên Cung là gì?

Lữ Tổ Tâm Kinh