Đao Lợi Thiên Cung là gì?

Trời Đao Lợi là gì?

Trong kinh phật cũng thường hay nhắc đến loài trời, là các chúng sinh sống trên các cõi trời. Họ khi còn là người phàm biết sống hướng thiện, làm đủ mười điều thiện (hành thập thiện) như không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không thêu dệt, không nói lời đâm thọc, không nói lời thô ác, không tham lam, không sân hận, không si mê.

Trời Đao Lợi
Đao Lợi Thiên Cung


Hoặc người làm việc thiện có công đức rất lớn, có đóng góp lớn cho xã hội và nhân loại. Hoặc người tu thiền xả bỏ tâm tham, sân, si. Những người như vậy tùy theo phúc báo mà sau khi chết được đầu thai lên các cõi trời, làm các vị trời. Sau khi được đầu thai về cõi trời, các vị trời không nhớ kí ức khi còn làm người của mình. Trong nhiều câu chuyện Phật giáo, các vị trời phải dùng thần thông mới có thể nhớ lại kiếp trước. Ngọc Hoàng Đại Đế (Đế Thích) là một vị vua trời đứng đầu cõi trời Ba Mươi Ma ( cõi trời Đao Lợi), tương truyền do khi còn làm người đã làm công đức kêu gọi 32 người khác trùng tu chùa tháp và tượng phật bị đổ, sau khi chết cả 33 người được sinh lên cõi trời có 33 cung trời nhỏ mỗi người làm chủ một cung trời. Ở nhân gian cũng có nhiều trường phái chuyên tu luyện và phát tâm nguyện vãng sinh về cung trời Ba Mươi Ba này để làm “cư dân” của Ngọc Hoàng Đại Đế.

Đao Lợi Thiên 忉利天, cũng có thể gọi là Tam thập tam thiên. Là một tầng trời trong 6 tầng trời ở cõi Dục.
Theo Vũ trụ quan Phật giáo, tầng trời này nằm trên chóp núi Tu di, 4 phía chóp núi, mỗi phía đều có 8 thành quách nhà trời, ở chính giữa có thành Thiện kiến là nơi ở của trời Đế thích, cộng lại là 33 chỗ, nên gọi Tam thập tam thiên.

Tam thập tam thiên này gồm có:
Trụ thiện pháp đường thiên,
Trụ phong thiên,
Trụ sơn đính thiên,
Thiện kiến thành thiên,
Bát tư địa thiên,
Trụ câu tra thiên,
Tạp điện thiên,
Trụ hoan hỉ viên thiên,
Quang minh thiên,
Ba lợi da đa thụ viên thiên,
Hiểm ngạn thiên,
Trụ tạp hiển ngạn thiên,
Trụ ma ni tạng thiên,
Toàn hành địa thiên,
Kim điện thiên,
Man ảnh xứ thiên,
Trụ nhu nhuyến địa thiên,
Tạp trang nghiêm thiên,
Như ý địa thiên,
Vi tế hạnh thiên,
Ca âm hỉ lạc thiên,
Uy đức luân thiên,
Nguyệt hành thiên,
Diêm ma sa la thiên,
Tốc hành thiên,
Ảnh chiếu thiên,
Trí tuệ hành thiên,
Chúng phân thiên,
Trụ luân thiên,
Thượng thành thiên,
Uy đức nhan thiên,
Uy đức diệm luân thiên
Thanh tịnh thiên.

Tiên sống trên Đao lợi thiên thọ 1.000 năm (1 ngày 1 đêm bằng 100 năm ở thế gian), thức ăn là loại đoàn thực thanh tịnh, cũng có việc trai gái cưới gả, nhưng chỉ dựa vào nhau để lấy khí mà thành tựu âm dương. Trẻ sơ sinh ở cõi trời này to bằng đứa bé 6 tuổi ở thế gian, thân hình tròn trịa đầy đặn, tự có quần áo. Ngoài ra, cõi trời này có đầy đủ các thứ của châu báu, lầu gác, điện đài, vườn rừng, ao hồ, đường sá... tất cả đều đẹp đẽ.

Đối với vợ mình, dâm ái ít ỏi, trong lúc tịnh cư, không được toàn vị, thì sau khi mệnh chung, vượt ánh sáng mặt trời, mặt trăng, ở trên chóp nhân gian; một loài như thế, gọi là Đao Lợi Thiên.

Đao Lợi Thiên Chủ là Ngọc Hoàng Đại Đế.

Thông thường người đoạn ác tu thiện, người tích công bồi đức tuyệt đại đa số, bảy tám phần mười đều vãng sanh về trời Đao Lợi. Đao Lợi Thiên Chủ là Ngọc Hoàng Đại Đế mà người Trung Quốc chúng ta vẫn gọi, đều là đi đến nơi đó.


Phước báo của Đao Lợi


Phước báo của Đao Lợi thiên lớn, tất cả hưởng thụ là tự tại, thọ mạng dài lâu, một ngày của trời Đao Lợi là 100 năm nhân gian chúng ta. Người Trung Quốc chúng ta hô hào có lịch sử 5 ngàn năm, nhưng 5 ngàn năm này so với ở trời Đao Lợi mới chỉ có năm mươi ngày. Trên cõi trời đó cũng là 365 ngày là một năm, thọ mạng của người trời Đao Lợi là 1 ngàn năm, 1 ngàn tuổi, so với thế gian này chúng ta thì quá dài. Cho nên người tu hành rất nhiều người đều muốn sanh thiên, rất là ngưỡng mộ đối với trời, đều muốn đi. Phật nói với chúng ta, cõi trời là tốt, là không tệ, nhưng không cứu cánh, thọ mạng có dài hơn cũng sẽ có ngày đến, thọ mạng đến rồi thì phải làm sao? Không thể nâng lên cao thì hướng xuống đọa lạc.

Cho nên chư Phật Bồ Tát đại từ đại bi, vì chúng ta giới thiệu thế giới Tây Phương Cực Lạc, cái thế giới này thuần thiện không ác, ở trong cái thế giới này toàn là Phật, Bồ Tát. Chúng ta đi đến thế giới Cực Lạc rồi, cho dù là hạ hạ phẩm vãng sanh cũng là A Duy Việt Chí Bồ Tát đúng như trong 48 nguyện Di Đà đã nói với chúng ta. A Duy Việt Chí địa vị cao, người Trung Quốc chúng ta gọi là Bồ Tát bất thoái chuyển.

Pháp thân Bồ Tát như trên “Kinh Hoa Nghiêm” nói là 41 vị Pháp Thân Đại Sĩ trụ báo độ, cõi Thật Báo Trang Nghiêm độ. Chúng ta phải ghi nhớ, cái cơ hội vãng sanh Tây Phương cực lạc này là rất hi hữu khó gặp, chắc chắn chúng ta không thể để lỡ qua. Lão Hạ Liên ở ngay chỗ này, rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo dạy bảo chúng ta cái phương pháp tu hành này: ở ba bậc vãng sanh, vãng sanh chánh nhân hai phẩm này, dạy cho chúng ta phương pháp tu học “phát tâm Bồ Đề, một lòng chuyên niệm A Di Đà Phật”. Đơn giản, dễ dàng, chân thật là phương tiện cứu cánh, quả báo viên mãn thẳng tắp đi đến thế giới Cực Lạc làm Bồ Tát A Duy Việt Chí.

Việc này chúng ta phải nên biết, 28 tầng trời, người bất cứ một tầng trời nào, đều không thể so sánh được với người vãng sanh thế giới Tây Phương Cực lạc. Đao Lợi Thiên chủ, Đại Phạm Thiên Vương, Ma Hê Thủ La Thiên Vương, đây là đạt đến đỉnh cao nhất phú quý trong sáu cõi của thế giới Ta Bà, không có người nào có thể siêu vượt hơn họ, nhưng nếu so với Bồ Tát hạ hạ phẩm vãng sanh của thế giới Tây Phương, kém quá xa, không luận là trí tuệ, đạo hành, thần thông, đều không cách gì so sánh được với Bồ Tát Cực Lạc. Hơn nữa vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc dễ dàng hơn sanh thiên, bạn thấy cái điều kiện vãng sanh đó chỉ là “tín, nguyện, trì danh” thì được rồi. Trong khi nếu chỉ “tín, nguyện, trì danh” thì không thể sanh thiên, vì muốn sanh thiên phải đoạn ác tu thiện, phải đạt được thượng phẩm “Thập Thiện Nghiệp Đạo”, thiện tâm, thiện ngữ, thiện hạnh, vậy mới có thể sanh thiên. Lão tổ tông chúng ta thường nói “ngũ luân, ngũ thường, tứ duy, bát đức”, chăm chỉ tu học, có thể đạt đến 80-90%, vậy thì mới có thể sanh thiên, còn 50-60% thì không được sanh thiên, chỉ có thể ở cõi người.

Cõi tiên trong góc nhìn Đức Phật


Theo quan điểm của Phật Giáp, nơi đó được xem là Tây Phương Cực lạc, đó là một vùng trong vũ trụ, một cõi bao la và lộng lẫy, chứa đựng sự sống linh động. Hầu hết chúng ta đều đã từng sống qua trong những giai đoạn giữa các kiếp luân hồi trước khi xuống cõi trần.

Nhưng khi là con người ở cõi trần, do thiếu sự phát triển và bị giới hạn bởi lớp áo xác thân, chúng ta không nhận thức được cõi trời cao siêu huy hoàng chung quanh chúng ta, nơi đây và ngay lúc này mà thôi.

”Đức Phật của chúng ta nói: Cách xa chúng ta vô số thế giới, có một nơi gọi là cực lạc quốc (Sukhavati).

Cõi này được bao quanh bởi bảy vòng rào, bảy lớp màn rộng lớn, bảy hàng cây báu chắn gió. Thánh địa này là nơi cư trú của các vị La Hán (Arhats), kế đến là các vị Bồ Tát (Bodhisattvas), và được quản trị bởi các Đấng Như Lai (Tathagatas).

Nó có bảy cái ao quý báu, nước của các ao đều trong như thủy tinh như nhau, nhưng có 7 đặc tính và phẩm chất khác nhau. Hỡi thiện tri thức, đó là cõi cực lạc (Devachan).

Có loài hoa thiêng Udambara mọc rễ sâu trong bóng tối ở mỗi cõi trần, và nở hoa cho những người nào đạt tới cõi này. Thật là hạnh phúc cho người nào được sinh ra trong cõi phúc lạc đó, họ đã bước qua cầu vàng và đến 7 ngọn núi vàng; không còn sự đau khổ, phiền muộn đến với họ trong chu kỳ này.”

Theo lời thuật lại của những người đã từng được dẫn tới nơi này, chúng ta có thể hình dung về cõi trời như sau:

- Tường thành của cõi này được cấu từ “Tiên linh chơn khí" được hội tụ từ các vị tiên đã gột rửa được phàm tánh. Lớp tiên khí này ngăn cản không có bất kỳ một chúng sanh nào trong tam giới có thể đi qua. Nếu cố tình đi qua, thì thân xác và hồn phách sẽ bị tan hoại, vĩnh viễn không thể tụ lại được nữa.

- Các vị tiên ở đây không còn bị nhục dục nam nữ ảnh hưởng nhưng họ vẫn ham thích vẻ đẹp bên ngoài như tiếng nhạc hay, khung cảnh đẹp đẽ, đồ ăn ngon,... vì vậy cho nên họ vẫn còn nghiệp.

- Còn những bậc thượng tiên thì tất cả đều đã chứng đến thánh quả. Tuy nơi đây không có vua, tất cả đều là ngang nhau cho dù pháp lực hay đạo hạnh có sự khác biệt. Tuy nhiên, những bậc thượng tiên là tôn sư của rất nhiều tiên chúng được nhận sự ngưỡng mộ và khi có vấn đề hệ trọng thì họ sẽ tham khảo ý kiến của bậc thượng tiên.

- Cõi trời này là nơi có nhiều ngoại cảnh xinh đẹp nhất trong tam giới, bởi mỗi ngoại cảnh được một tiên thiên tạo ra cho riêng mình.

- Chúng sanh trong cõi này được xem là bất tử, nhưng thực ra họ vẫn chết đi theo các vấn đề của nghiệp lực tạo tác bởi các nạn kiếp hoặc các biến nghiệp của Thiên Giới chứ không còn chết đi do thọ mạng vì họ vẫn còn sanh mạng, vẫn còn chưa đoạn diệt được luân hồi.


Nếu chúng ta mơ thấy thần tiên


Nếu mơ thấy thần tiên giáng thế hay tiên nữ kiều diễm thường là điềm báo bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc đời, được thăng tiến trong công việc, có nhiều mối quan hệ tốt đẹp, đời sống hôn nhân hạnh phúc.

Mơ thấy tiên nữ nhảy múa với những nhịp điểu uyển chuyển, êm ái làm say đắm lòng người thường là điềm có chuyện vui đến nhà.

Nếu thấy mình được thần tiên vuốt ve hay xoa đầu trong giấc mơ thường là điềm báo được quý nhân che chở. Mơ thấy được thần tiên ban phước lành thường là điềm gia vận bắt đầu hưng thịnh.

Nếu bạn mơ thấy mình đi lễ bái thần, phật ở chùa chiền, miếu mạo thường là điềm báo mọi việc sẽ được thuận lợi. Mơ thấy làm lễ rước thần, thánh hay đón bài vị thường là điềm được tiền của.

Thấy mình được hầu chuyện với thần thánh trong mơ thường là điềm báo bạn sẽ gặp được rất nhiều may mắn. Mơ thấy lập điện thờ thần thánh thường là điềm gia đình yên vui, hòa thuận. Mơ thấy thần thánh đến nhà hoặc hiện trên mái nhà thường là điềm sắp sinh quý tử.

Thần thánh là biểu tượng của sự linh thiêng, sáng suốt. Mơ thấy các vị thần thường là điềm may mắn, báo trước những sự việc tốt đẹp sẽ đến với bạn trong cuộc sống hiện thực.

Tu đạo thành Tiên để bay lên Thiên Cung


Mục đích quan trọng nhất là đắc đạo thành Tiên. Để được thành Tiên thì cần tu cả hai phương diện là tâm tính, phẩm đức và thân hình, tính mệnh để có thể đạt tới cảnh giới thần và hình đồng nhất.

Người chết thì thành ma, đạo thành thì thành tiên. Tiên là đẳng cấp cao nhất vì bất tử.
Những người thuần âm mà không có dương là ma.
Những người thuần dương không có âm là tiên.
Người lẫn lộn có âm có dương là con người.
Người có thể là ma, cùng có thể là tiên.
Tuổi còn trẻ không tu sửa mà chìm đắm trong thất tình lục dục sinh bệnh chết thì thành ma.
Sớm biết tu luyện, thoát thai, hoán cốt liền trở thành tiên.

Pháp được chia thành tiểu thành, trung thành và đại thành.
Tiên được chia thành Quỷ Tiên, Nhân Tiên, Địa Tiên, Thần Tiên và Thiên Tiên.

Quỷ Tiên không tách rời quỷ, Nhân Tiên không tách rời con người, Địa Tiên không tách rời với đất, Thần Tiên không tách rời khỏi thần, Thiên Tiên không tách rời với trời. Ý nói dù là tiên nhưng vẫn không tách rời đồng loại.
Sinh ra trong thời bình, đủ cơm ăn áo mặc, không phải lo lắng.

Yêu thích bình an, ghét bệnh tật, tham sống sợ chết. Nhân sinh muốn tránh luân hồi. Cố gắng làm cho thân thể không bệnh tật, già yếu, chết chóc, khổ đau. Làm người đừng để thành ma, cố gắng thành Tiên để bay lên trời.

Quỷ tiên siêu thoát trong Âm, hình dáng không rõ ràng, không tên họ. Tuy gần như thoát khỏi luân hồi nhưng không thể đi đến Bồng Lai.

Người mới tu tập, không ngộ được đại đạo, nôn nóng thành đạo. Hình dáng thì cứng nhắc như khúc gỗ, tâm thì nhiều phiền muôn, tâm trí không phân tán. Tu thành âm thần,chính là hồn ma trong sáng, là tiên không có dương. Dù là Quỷ Tiên nhưng vẫn là ma.

Nhân Tiên là người tu tập không ngộ được đại đạo song vẫn đạt được một pháp trong đạo, đạt được một thuật trong pháp, tín tâm khổ trí, chịu khó tu luyện, mãi mãi không thay đổi.

Hiểu rõ khí trong ngũ hành, thể chất khoẻ mạnh. Bát ngã gồm suy nghĩ xấu xa, ác ngôn, ác nghiệp, số phận xấu xa, ác tiện, ác niệm, ác định không ảnh hưởng. Bình an nhiều, bệnh tật ít. Người như vậy là Nhân Tiên.
Nhân Tiên tu tập cũng mơ hồ về đại đạo. Nhiệp thì nặng và phúc thì ít, tâm ma khó sửa, chỉ là tiểu thành.
Họ là đạo sĩ, chỉ là một phép thuật và một chiêu thức là thành tựu đạt được an vui và kéo dài năm tháng.
Là người vui sướng nhất thời, khó kéo dài, không cẩn thận, sơ ý là biến thành bệnh tật là hết kiếp.

Địa Tiên có tuổi thọ bằng một nữa của trời đất cũng có thể xem là bất tử và là Tiên có thần thông. Không ngộ được đại đạo, chỉ đạt được tiểu thành pháp tắc. Hiểu được cái lý của Thiên Địa, hiểu được cái số của Nhật Nguyệt. Tuổi thọ thì tính theo năm tháng, ngày thì tính theo thời khắc. Trước tiên phải biết rồng và hổ, sau phải biết Càn Ly. Phân biệt được nước trong hay đục, sớm biết về khí hậu sớm hay muộn. Từ một tra ra hai hình thức, liệt kê tam tài, phân ra bốn hình tượng
Từ Nhất phân ra lưỡng nghi, tam tài, tứ tượng, ngũ hành, lục khí,tất bào, bát quái, cửu châu.
Ngũ hành nghịch chuyển, âm cực chuyển thành dương, dương cực chuyển thành âm, âm dương thống thất không thể thiếu một.
Tam điền gồm thượng trung hạ vận chuyển, luyện thành đan dược, áp chế tại đan điền, tức là hạ điền, luyện hình hoá khí đạt được trường sinh bất lão.

Khi địa tiên sống ở thế gian quá lâu trở nên nhàm chán, không ngừng tu tập, luyện tinh hoá khí, luyện khí hoá thần, luyện thần hoá hư. Sau đó thoát thai hoán cốt thành tiên siêu phàm nhập thánh tiến lên 3 ngọn núi: Côn Lôn, Phương Trượng và Bồng Lai. Đó được gọi là Thần Tiên.

Khi địa tiên sống ở thế gian quá lâu trở nên nhàm chán, không ngừng tu tập, luyện tinh hoá khí, luyện khí hoá thần, luyện thần hoá hư thành Thần Tiên. Sau khi ở trên 3 núi Côn Lôn, Phương Trượng và Bồng Lai đủ lâu. Trên đường tu đạo có nhiều thành công, có cứu giúp chúng sinh, công đức vô lượng, có được Thiên Thư tiến vào Động Tiên. Tiên như vậy là Nhật Thiên Tiên. Sau một thời gian sống ở Động Tiên giữ các chức vụ như Hạ Nhật Thuỷ Quan, Trung Nhật Địa Quan và Thượng Nhật Thiên Quan. Từ đó có công lớn với Trời Đất. Sau đó được tiến vào thế giới Tam Thanh. Tiên như vậy mới được gọi là Thiên Tiên.

Quỷ Tiên thì quá thấp không muốn vào, Thiên Tiên thì quá cao không vào được. Tốt nhất là nên lựa chọn Nhân Tiên, Địa Tiên và Thần Tiên. 

Người tu tập đạt được tiểu thành thì thành Nhân tiên. Đạt được Trung Thành thì thành Địa Tiên. Đạt được Đại Thành thì thành Thần Thiên. Dùng Pháp cầu Đạo, Đạo sẽ không khó. Lấy Đạo tu Tiên quả là không khó.

Đại Đạo vốn không có hình dạng, cùng không có tên gọi, không thể truy vấn, không thể trả lời nhưng có thể biết được và có thể thực hành được.
Người tu đạo bắt đầu từ biết đạo, đắc đạo, thành đạo rồi tiến lên Thiên giới. 
Người có được Đạo mà không có lòng tin hoặc có lòng tin mà không cố gắng tu luyện. Bắt đầu thì cố gắng, sau lại lười biếng. Do đó mới không biết Đạo, không thực hành Đạo.

Đạo vốn vô danh vô thanh vô ứng. Do đó, Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam. Nhất là bản thể, nhị là ứng dụng, tam là tạo hoá. Bản thể và ứng dụng không nằm ngoài âm dương, tạo hoá không nằm ngoài quan hệ tình dục. Thượng, Trung, Hạ tương ứng với Thiên, Địa, Nhân cùng một đạo. Đạo sinh nhị khí, khí sinh tam tài, tam tài sinh ngũ hành,ngũ hành sinh vạn vật. Trong vạn vật, loài người là thông minh và tôn quý nhất. Con người lại yếu nhất. Do đó con người phải sống theo bầy đàn để tồn tại và phát triển.


Trời đất vận dụng đại đạo, trên dưới đi về tuần hoàn không ngừng, không dễ dàng gì mà lệch khỏi quy luật đó. 
Đại đạo có thể được xem là có hình dạng, mà có hình dạng thì có thể đếm được. Trời theo đạo Càn, là Nhất, là ánh sáng trên cao, là dương; Đất theo đạo Khôn, là Nhị, là đất nặng ở dưới, là âm. Dương lên Âm xuống đan xen lẫn nhau. Càn Khôn không tách rời với Đạo. Bắt đầu thì có thời khắc, thành đạt thì có ngày tháng.

Đan dược

Thuốc có thể chữa bệnh. Người phàm bao gồm:
Tiếp xúc gió lạnh, nằm trong nơi ẩm ướt, bất chấp cái nóng và cái lạnh, Làm việc quá sức, đói no thất thường, luôn thấy bất an lo lắng trong thời gian dài sinh thành bệnh. 
Người không chịu tu hành, ham mê tửu sắc, hao tổn nguyên khí, tiêu hao chân khí, tuổi già hốc hác nên già yếu, bệnh tật. Tinh thần kiệt quệ, hồn tàn phách tán. Nếu ở trong đồng vắng, sẽ chết, và chết như một căn bệnh thể xác.
Ngoài ra, bệnh xảy ra theo thời gian, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, nóng lạnh thất thường.
Nếu dương quá nhiều mà âm không đủ thì chữa bằng cách giải nhiệt.
Âm quá nhiều mà dương không đủ thì nên chữa bằng giữ ấm.
Người già lạnh bao nhiêu và người trẻ nóng bấy nhiêu,
Người béo tiết nước bọt nhiều hơn và người chiến thắng tích lũy nhiều hơn.
Đàn ông bị bệnh vì khí - tức giận, phụ nữ bị bệnh từ máu.
Hãy lấy chỗ thực để bù vào chỗ hư, lấy chỗ mạnh để bảo vệ chổ yếu.
Bệnh nhẹ thì châm cứu, rồi dùng thêm thuốc. 
Mặc dù có lo lắng cho bệnh tình thêm trầm trọng, nên tìm thầy thuốc giỏi chữa bệnh và chăm sóc.
Nhưng làm thế nào để trị bệnh già? Làm thế nào để điều trị cái chết? Điều này không ai biết.

Bệnh tật của người phàm có 3 loại. Bệnh do thời tiết thì dùng thuốc. Bệnh do thân và bệnh do tuổi tác, nếu muốn chữa khỏi được thì có 2 loại: Một là Nội đan, hai là Ngoại đan.

Ngoại đan:
Nguyên lý lên xuống của trời đất phù hợp với sự tương hỗ của mặt trời và mặt trăng. Giữa tim và thận có thực khí và thủy thực, giữa khí và thủy có âm thực và dương thực, hợp lại là một vị thuốc tuyệt vời, sánh ngang với vàng ẩn tàng trong đá. Đó là việc thực hành thuật giả kim dựa trên nội công. Dùng phương pháp luyện đan và uống đan dược để chữa bệnh, kéo dài tuổi thọ để thành Tiên.

Có ba người thất bại trong luyện đan dược: không phân biệt được thật giả của dược liệu, không biết cách thêm lửa, và những thứ quý giá nhất - dược chất bị tiêu tan trong khói lửa. 
Dược liệu tốt nhưng không biết nhiệt lượng. Tuy biết nhiệt lượng, nhưng không hiểu biết về dược liệu. Tựu chung đều thất bại.
Dược liệu tốt, độ lửa thích hợp, ngày tháng năm đều tốt, có giới hạn, tiến lui có lúc, khí tụ thì đan thành.
Thực tế thì dược liệu, tài dùng lửa ở thế gian đều khó tìm. Vì lẽ đó mà Tần Thủy Hoàng không đạt được sở nguyện.
Cho dù là có Ngoại đan để dùng, tuy là đã giác ngộ nhưng gốc rễ không bền. Thận là gốc của khí. Nếu rễ không sâu, lá sẽ không tươi tốt. Trái tim là nguồn của chất lỏng, nguồn không thông suốt và dòng chảy sẽ không kéo dài. Do đó, Ngoại đan nên là thuốc bổ trợ cho Nội đan.

Ngoại Đan thành tựu, liền tu Nội Đan, trong ngoài tiếp nhau, công phu đến ngày, nội ngoại hòa hài, thông chỗ tối ra chỗ sáng, biến hóa tùy tâm,phi đằng như ý, nhập vào nơi tối thượng, trường cửu cùng trời đất vậy.
Con người mà có thể tự khiêm tự hạ, đơn thuần chất phác, không hao Khí mà thường dưỡng Khí, thì Khí đủ; con người nếu có thể vô tư vô lự, ít ham muốn ít mưu lự, không lao Thần mà thường bảo tồn Thần thì Thần toàn vẹn.
Khí đủ Thần toàn vẹn, thì căn bản kiên cố, nền móng vững vàng, lâu mà chẳng suy, tuổi thọ kéo dài là điều chắc chắn.

Đừng cho thần tán khí hao, Thất tình lục dục đón rào cho an.
Hay giận dỗi thương cang tổn mộc, Quá mừng vui hỏa đốt tâm suy,
Buồn thương rất hại thổ tỳ, Lo nhiều, hao tổn ích gì hành kim.
Hay sợ sệt thân hình tiều tụy, Ngũ tạng suy, thần khí khó tu.



Khảm Ly

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tiên Phật Hợp Tông Ngữ Lục - Cát Vương Chu Thái Hòa hỏi 19 câu

Lữ Tổ Tâm Kinh