Linh Bảo Tất Pháp

LINH BẢO TẤT PHÁP

Chung Ly Quyền

Lời tựa

Đạo không thể dùng lời để truyền, không thể dùng tên để ghi chép, mà từ xưa đến nay, người thăng tiên đạt đạo không ít vậy. Ta tưởng nhớ và hâm mộ tiền hiền, tâm hoài Đại Đạo, bất ngờ vận khởi đao binh, thời nguy thế loạn, mới phải đào sinh, gửi dấu nơi sông hồ hang núi, lui về mà biết tính, lưu tâm chỉ ở thanh tịnh Hi Di. Xem các Đan kinh, thăm hỏi đạo hữu, chỉ nói về góc nhỏ dưỡng mệnh, mà không nói về Chân Tiên Đại Đạo. Nhân ở trong vách đá của Chung Nam Sơn, nhặt được [Linh Bảo Kinh] gồm 30 quyển:

- Thượng bộ [Kim cáo thư], do ngài Nguyên Thủy sáng tác;
- Trung bộ [Ngọc thư lục], do ngài Nguyên Hoàng thuật;
- Hạ bộ [Chân nguyên nghĩa], do ngài Thái Thượng truyền.
Cộng lại ngàn câu.

Ta tiêu y cán thực( 1), nghĩ sâu mà tỉnh. Mới ngộ ra trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, vốn là hình thức thăng giáng của Trời Đất, trong Khí sinh Thủy, trong Thủy sinh Khí, cũng là cái lí về Tâm Thận giao hợp. So với hình tượng của sự vật, thì Đạo chẳng xa người.
Phối hợp Giáp Canh, mới nghiệm ra Kim Đan có chuẩn.
Trừu thiêm (2) Mão Dậu, tự nhiên Hỏa Hậu không sai.
Hồng Diên Hắc Diên, rốt cuộc không thành Đại Dược.
Kim Dịch Ngọc Dịch, cuối cùng mới là Hoàn Đan.
Từ vô nhập hữu, từng ôm lòng chinh chiến.
Từ thấp lên cao, dần vào chỗ của Hi Di (3).
Rút Diên thêm Hống, đến nhị bát Âm tiêu
Hoán cốt luyện hình, khiến cửu tam Dương trưởng.
Nguồn nước trong đục, phân biện vào lúc kí tế.
Thực hư bên trong, biết rõ vào ngày tọa vong.
Huyền cơ áo chỉ, khó mà hình dung hết được.
Linh Bảo diệu lý, có thể dùng để nhập thánh siêu phàm.
Tổng hợp lại thành pháp của tam thừa lại, đặt tên là [Linh Bảo Tất Pháp].
Đại Đạo thánh ngôn, không dám giữ riêng một mình, dùng để truyền cho Đồng Tân túc hạ.

Đạo thành rồi chớ dấu, để lại cho kẻ sĩ đời sau.
Chính Dương Chân Nhân Chung Li Quyền Vân Phòng viết tựa.
Linh Bảo Tất Pháp tổng lục
Lục nghĩa:
1/ Kim Cáo 2/ Ngọc Thư
3/ Chân Nguyên 4/ Bỉ Dụ
5/ Chân Quyết 6/ Đạo Yếu
Linh Bảo Kim Cáo: Nguyên Thủy Thiên Tôn sáng tác, Ngọc Thanh Mật Phủ thu.
Linh Bảo Ngọc Thư: Nguyên Hoàng Đạo Quân sáng tác, Thượng Thanh Mật Phủ thu.
Linh Bảo Chân Nguyên: Thái Thượng Lão Quân sáng tác, Thái Thanh Mật Phủ thu.

Bỉ Dụ, Chân Quyết, Đạo Yếu: Chính Dương Chân Nhân sáng tác, Tam Đảo Tử Phủ thu.

1 Tiêu y cán thực: là để chỉ sự vất vả chăm lo công việc. Như ngày quên ăn đêm quên ngủ
2 Trừu thiêm: Thêm bớt.
3 Hi Di là nơi hư tịch huyền diệu




Thượng quyển

Tiểu thừa an lạc diên niên pháp tứ môn
Đệ nhất-Cân bằng Âm Dương
[Dương Thai Âm Tức Thai Tức Phối Khảm Li]

[Ngọc thư] nói:

Đại Đạo vô hình, nghe nhìn không thể thấy được. Đại Đạo vô danh, không thể dùng độ số để tính toán được. Dựa vào Đạo mà sinh hình, nhân hình mà lập danh. Gọi là lớn tức là Trời Đất.

Trời đắc Càn Đạo mà tích Khí để che bên dưới, Đất đắc Khôn Đạo mà đẩy vật chất lên chở bên trên. Trong khoảng che chở này, trên dưới cách nhau 8 vạn 4 ngàn dặm. Khí và Chất không thể giao nhau.
Trời dùng Càn yêu cầu Khôn để quay về trong Đất, Dương đó cõng Âm mà bay lên. Đất dùng Khôn yêu cầu Càn để quay về trong Trời, Âm đó ôm Dương mà hạ giáng. Một thăng một giáng xoay vần quanh Đạo, vì thế Trời Đất trường cửu.

[Chân nguyên] nói:

Trong khoảng Trời Đất, cái ở trên là Dương, từ trên đi xuống 4 vạn 2 ngàn dặm gọi là Dương vị. Cái ở dưới là Âm, từ dưới đi lên 4 vạn 2 ngàn dặm gọi là Âm vị. Đã có hình danh, thì khó tránh độ số.
Như là nhất tuế-một năm, tứ thời-bốn mùa, bát tiết-tám tiết, 24 khí, 72 hậu, 360 ngày, 4.320 giờ. 12 giờ là một ngày, năm ngày là một hậu, ba hậu là một khí, ba khí là một tiết, hai tiết là một mùa, bốn mùa là một năm.

Một năm lấy tiết Đông Chí làm khởi đầu. Thời điểm này, Dương trong Đất đi lên, thường thì một khí là 15 ngày, Dương đi lên 7.000 dặm. Ba khí là một tiết, vậy một tiết là 45 ngày, Dương đi lên tổng cộng là 2 vạn 1 ngàn dặm. Hai tiết là một mùa, vậy một mùa là 90 ngày, Dương đi lên tổng cộng 4 vạn 2 ngàn dặm, chính là đến giữa Trời Đất, mà Dương hợp với Âm vị. Lúc này trong Âm thì Dương chiếm một nửa. Khí này ấm áp, thời điểm này là tiết Xuân Phân.
Qua điểm này thì Dương đi lên mà vào Dương vị, mới nói là đắc khí mà thăng. Cũng tiếp tục như trước sau 45 ngày là Lập Hạ. Sau khi Lập Hạ, 45 ngày là Hạ Chí. Tiết Hạ Chí thì Dương tiếp tục đi lên, cứ thế đến 8 vạn 4 ngàn dặm là đến Trời, là trong Dương có Dương, khí này nóng, tích Dương sinh Âm, Nhất Âm sinh ở giữa Nhị Dương (1).
Bắt đầu từ tiết Hạ Chí, lúc này, Âm trong Trời giáng xuống, thường một khí là 15 ngày, Âm hạ giáng 7.000 dặm. Ba khí là một tiết, vậy một tiết là 45 ngày, Âm giáng tổng cộng 2 vạn 1 ngàn dặm. Hai tiết là một mùa, vậy một mùa là 90 ngày, Âm giáng tổng 4 vạn 2 ngàn dặm, là đến giữa Trời Đất, mà Âm giao với Dương vị, lúc này trong Dương thì Âm chiếm một nửa, khí này mát mẻ, thời điểm này là tiết Thu Phân.

Qua điểm này thì Âm giáng mà vào Âm vị, mới nói là đắc khí mà giáng. Cũng tiếp tục như trước sau 45 ngày là Lập Đông. Sau khi Lập Đông 45 ngày là Đông Chí. Tiết Đông Chí thì Âm tiếp tục giáng, cứ thế đến 8 vạn 4 ngàn dặm là tới Đất, là trong Âm có Âm, khí này lạnh, tích Âm sinh Dương, Nhất Dương sinh ở giữa Nhị Âm (2).
Từ sau khi Đông Chí, Nhất Dương lại đi lên như trước, cứ thế vận hành không ngừng, chu nhi phục thủy ( 3), không sai với Đạo.
Đông Chí thì Dương sinh, đi lên mà về Trời. Hạ Chí thì Âm sinh, hạ giáng mà về Đất. Hạ Chí thì Dương đi lên đến Trời, mà Nhất Âm tới. Đông Chí thì Âm giáng đến Đất, mà Nhất Dương tới. Vì thế gọi là Hạ Chí, Đông Chí.

Dương thăng lên trên, qua Xuân Phân thì vào Dương vị, đã rời Âm vị. Âm giáng xuống dưới, qua Thu Phân thì vào Âm vị, đã rời Dương vị. Vì thế gọi là Xuân Phân, Thu Phân. Thường sau khi Dương thăng lúc Đông Chí, từ trên xuống dưới không phải không có Âm giáng, cái Âm giáng xuống là dư Âm ở trong Dương, đến giữa Dương vị là tiêu tán mà thôi, dù cho hạ giáng đắc vị, mà gặp Dương thăng, thì khí đó tuyệt vậy.

Thường sau khi Âm giáng lúc Hạ Chí, từ dưới lên trên, không phải không có Dương thăng, cái Dương thăng đó là dư Dương trong Âm, đến giữa Âm vị là tiêu tán mà thôi, dù cho đi lên đắc vị, mà gặp Âm giáng, thì khí đó tuyệt vậy.

Âm Dương thăng giáng, trên dưới không ngoài 8 vạn 4 ngàn dặm, qua lại khó tránh 360 ngày. Theo bốn khí ôn lương hàn nhiệt mà biết Âm Dương, theo tám tiết Dương thăng Âm giáng mà biết Trời Đất. Dùng thiên cơ mà đo lường, hầu đạt tàn dư của Thiên Đạo. Nếu dùng cái học suông, để tính toán đạo của Trời Đất, thì sao có thể tính toán để biết được đây?

[Bỉ dụ] nói:

Đạo sinh vạn vật, Trời Đất là cái lớn trong các vật, người là thứ linh trong các vật. Con người đồng với Trời Đất. Coi Tâm là Trời, coi Thận là Đất, lấy Can làm Dương vị, lấy Phế làm Âm vị. Tâm Thận cách nhau 8 tấc 4 phân, giống như khoảng trời che đất chở.
Khí ví như Dương mà Dịch ví như Âm. Hai giờ Tý Ngọ ví như hai tiết Hạ Chí và Đông Chí. Hai giờ Mão Dậu ví như hai tiết Xuân Phân, Thu Phân. Coi một ngày như một năm, một ngày dùng bát quái, như một năm có bát tiết.

Giờ Tý thì Khí sinh trong Thận, giờ Mão thì Khí đến Can, Can là Dương, Khí này vượng, Dương thăng đã vào Dương vị, ví như Xuân Phân vậy.

Giờ Ngọ thì Khí đến Tâm, tích Khí sinh Dịch, ví như Hạ Chí thì Dương thăng đến trời mà Âm sinh vậy.
Giờ Ngọ trong Tâm sinh Dịch, giờ Dậu thì Dịch đến Phế, Phế là Âm, Dịch đó thịnh, Âm giáng đã vào Âm vị, ví như Thu Phân vậy.
Giờ Tý thì Dịch đến Thận, tích Dịch sinh Khí, ví như Đông Chí thì Âm giáng đến đất mà Dương sinh vậy.
Chu nhi phục thủy, nhật nguyệt tuần hoàn, không tổn không hao, tự có thể diên niên.




[Chân quyết] nói:

Đạo của Trời Đất chỉ có một, đắc được nó thì chỉ có con người thôi. Nhận được hình hài ở cha mẹ, trong hình sinh hình, dần rời xa Đạo. Từ sau khi thai tròn khí đủ, thì lục dục thất tình làm hao tán Nguyên Dương, tẩu thất Chân Khí. Dù có Khí Dịch tự nhiên tương sinh, cũng không được như Trời Đất thăng giáng.

Lúc thở ra thì Nguyên Khí xuất ra, lúc hít vào thì Nguyên Khí nhập vào, tiếp với Khí của Trời Đất. Đã vào rồi mà không thể lưu giữ được, nên theo hơi thở ra mà lại ra. Khí của bản cung, lại bị Trời Đất đoạt đi, vì Khí tán nên khó sinh Dịch, ít Dịch nên khó sinh Khí.

Nên lúc Khí đó vượng, hàng ngày dùng lúc quẻ Mão, mà đối với Khí thì vào nhiều ra ít, cưỡng lưu ở trong bụng. Lúc này cái từ dưới đi lên thì không ra, cái từ ngoài đi vào thì tạm dừng, hai Khí tương hợp, tích lại mà sinh Dịch của ngũ tạng. Hoàn nguyên càng nhiều, tích góp công phu từng ngày, thấy hiệu nghiệm mới thôi.

1 Tượng quẻ Ly

2 Tượng quẻ Khảm

3 Chu nhi phục thủy: cứ hết vòng lại bắt đầu từ đầu, đại loại là như một vòng tròn liên tục, hết vòng này đến vòng khác

[Đạo yếu] nói:
欲见阳公长子,
须是多入少出,
从他儿女相争,
过时求取真的。
Muốn gặp Dương Công trưởng tử,
Cần là vào nhiều ra ít.
Theo đó trai gái tranh nhau,
Qua giờ mong lấy cái thực.

Đây là phép tích Khí sinh Dịch, tích Dịch sinh Khí, cân bằng Khí Dịch để chúng tương sinh. Hành trì không quá một năm, công phu Đoạt này lấy ba trăm ngày một năm làm kỳ hạn. Dần dần kiến nghiệm, ăn uống được, mà tật bệnh tiêu trừ, đầu mắt trong sáng, mà tim và bụng thông thoáng thoải mái, mạnh mẽ ít mệt mỏi, trong bụng có tiếng sấm và gió, nhiều hiệu nghiệm không thể kể xiết. 
Giải nói:
Dương Công trưởng tử là Càn yêu cầu Khôn, như Khí đi lên. Con trai là Khí từ trong Thận đi lên; con gái là Dịch, từ trong Tâm đi xuống. Tranh nhau là do con trai con gái ở trên ở dưới. Bế Khí mà sinh Dịch, tích Dịch mà sinh Khí, cân bằng thì cả hai cùng dừng, qua giờ tự đắc Chân Thủy.

Chân giải nói:

Đây là lúc mới ra tay, lúc quẻ Mão, Dương thăng Khí vượng. Hít nhiều Chính Khí của Trời Đất vào, ít thở Nguyên Khí của ta ra, khiến hai Khí tương hợp. Khí tích mà sinh Dịch, Dịch nhiều thì sinh Khí, là phép cân bằng Âm Dương, Khí Dịch tương sinh vậy. 

Tụ tán Thủy Hỏa đệ nhị

[Thái Ất hàm Chân Khí, Tiểu Luyện Hình thiên đồng bất lão]
[Kim cáo] nói:Cái gọi là Đại Đạo, cao đến mức không gì ở trên,

ngước lên mà xem, trên nó không có gì cao hơn nữa, không thấy được đầu của nó. Cái gọi là Đại Đạo, thấp đến mức không có gì dưới nó, cúi xuống mà xem xét, dưới nó không còn gì ở dưới, không thấy được nền móng của nó. Bắt đầu mà không gì trước nó, không thấy được cái gì trước nó. Cuối cùng mà không có tận cùng, không thấy được cái gì sau nó.

Ở trong Đại Đạo mà sinh Trời Đất, Trời Đất có dáng vẻ cao thấp. Ở trong Trời Đất thì có Âm Dương, Âm Dương có số từ đầu đến cuối. Một trên một dưới, ngửa xem cúi xét, có thể dò được cái cơ của nó. Một bắt đầu một kết thúc, tính toán độ số, có thể hiểu được cái lý của nó. Theo đó mà suy thì Đại Đạo có thể biết vậy.




[Chân nguyên] nói:

Theo vị trí trên dưới của Trời Đất, mà biết sự cao thấp của Trời Đất. Theo kỳ hạn từ đầu đến cuối của Âm Dương, mà biết trước sau của Thiên Đạo. Trời Đất không rời số, số kết thúc ở một năm. Âm Dương không mất đi sự thích nghi của chúng, nên phân ra tám tiết.
Đông Chí thì Nhất Dương sinh, đến Xuân Phân trong Âm thì Dương chiếm một nửa, qua đây thì Thuần Dương mà Âm tận.

Hạ Chí thì Dương thái cực mà Nhất Âm sinh, đến Thu Phân trong Dương thì Âm chiếm một nửa, qua đây thì Thuần Âm mà Dương tận.
Đông Chí thì Âm thái cực mà Nhất Dương sinh, thăng giáng như trước. Lên xuống từ đầu đến cuối, tuy không thể toàn tận Đại Đạo, mà không sai so với thể của Đại Đạo. Muốn biết Đại Đạo, thì phải giữ theo Trời Đất, mà xem xét sự thích nghi của Âm Dương.
[Bỉ dụ] nói:

Coi Tâm Thận là Trời Đất, coi Khí Dịch là Âm Dương, coi một ngày là một năm. Hàng ngày dùng: quẻ Cấn giống như dùng tiết Lập Xuân trong một năm, quẻ Càn giống như dùng tiết Lập Đông trong một năm.

Giữa Trời Đất, cái ở phía dưới là Âm, từ dưới đi lên 4 vạn 2 ngàn dặm, gọi là Âm vị. Lúc Đông Chí thì Dương sinh mà bay lên. Đến lúc Lập Xuân, thì Dương đi lên giữa Âm vị, 2 vạn 1 ngàn dặm, thì Dương khó vượt hơn Âm vậy.

Giữa Trời Đất, cái ở trên là Dương, từ trên đi xuống 4 vạn 2 ngàn dặm, gọi là Dương vị. Lúc Hạ Chí thì Âm sinh mà đi xuống. Đến lúc Lập Thu, thì Âm giáng đến giữa Dương vị, 2 vạn 1 ngàn dặm, thì Âm khó vượt hơn được Dương vậy.

Lúc Lập Hạ, Dương đi lên trên, cách xa đất 6 vạn 3 ngàn dặm, cách trời 2 vạn 1 ngàn dặm, là Dương đắc vị mà Âm tuyệt vậy.

Lúc Lập Đông, Âm giáng xuống dưới, cách xa trời 6 vạn 3 ngàn dặm, cách xa đất 2 vạn 1 ngàn dặm, là Âm đắc vị mà Dương tuyệt vậy.
Trong một năm, thì Lập Xuân so với giờ trong một ngày là lúc quẻ Cấn (1). Thận Khí truyền xuống Bàng Quang, nhỏ bé yếu ớt ở trong Dịch, là lúc Dương Khí khó đi lên.

Trong một năm, thì Lập Đông so với giờ trong một ngày là lúc quẻ Càn (2). Tâm Dịch hạ nhập, mới muốn hoàn nguyên, lại vào trong Thận, là lúc Âm thịnh Dương tuyệt.

Con người chỉ vì Âm Dương bất hòa, Dương ít Âm nhiều, mà có nhiều bệnh vậy.

[Chân quyết] nói:

Dương lên đến Lập Xuân, từ dưới lên trên, chẳng bao lâu mà trong Âm thì Dương chiếm một nửa (3).

Âm hạ xuống đến Lập Đông, từ trên xuống dưới, chẳng bao lâu mà trong Dương thì Âm chiếm một nửa vậy (4).

Đạo của Trời Đất là như vậy. Chỉ có con người, đương lúc quẻ Cấn mà Khí yếu, lại không biết cách bồi dưỡng Khí, lúc quẻ Càn mà Khí tán, lại không biết cái lý tụ Khí. Ngày đêm bị lục dục thất tình hao tán Nguyên Dương, khiến Chân Khí không vượng, tẩu thất Chân Khí, khiến Chân Dịch không sinh. Vì thế không được như thiên địa trường cửu. Xưa cổ nhân triêu truân mộ mông, hàng ngày dùng hai quẻ, mới được trường sinh tại thế.

Triêu truân là cái nghĩa lấy Nhất Dương ở dưới, co lại mà chưa thò ra. Về phía ta thì bồi dưỡng để mà duỗi nó ra, không để nó hao tán.
Mộ mông là vì lấy trẻ thơ cầu ta, để làm sáng bỏ tối, là cái nghĩa trong Âm cầu Dương. Về phía ta thì làm sáng sủa cái tối tăm, không để tẩu thất.

Vì thế lúc đầu ngày nên dùng thời điểm quẻ Cấn, để dưỡng Nguyên Khí. Không để lợi danh động tâm, không để ý đến tốt xấu. Khoác áo tĩnh tọa, để dưỡng Khí, tuyệt niệm vong tình, nhẹ nhàng đạo dẫn. Chân tay thay nhau co duỗi ba đến năm cái, khiến Khí của tứ chi đều sinh, đảm bảo bên trong Nguyên Khí thượng thăng triều Tâm phủ. Nuốt nước bọt một vài ngụm, xoa vuốt đầu mặt hai ba mươi lần, hà ra trọc khí úng tụ trong cả đêm. Lâu thì khí sắc tươi đẹp, da dẻ sáng láng (5).

Lúc cuối ngày nên dùng quẻ Càn, để tụ Nguyên Khí. Nhập thất tĩnh tọa, nuốt Khí co Ngoại Thận. Nuốt Khí là nạp Tâm Hỏa xuống dưới, co Ngoại Thận là thu Bàng Quang Khí vào trong (6). Khiến trên dưới tương hợp, cùng Hỏa của Thận Khí, Tam Hỏa tụ thành một, để bồi bổ làm ấm áp Hạ Điền. Không có Dịch thì tụ Khí sinh Dịch, có Dịch thì luyện Dịch sinh Khí, gọi là Tụ Hỏa, cũng gọi là Thái Ất Hàm Chân Khí.

Buổi sớm nuốt nước bọt và xoa mặt, tay chân thay nhau co duỗi, gọi là Tán Hỏa, cũng gọi là Tiểu Luyện Hình.

[Đạo yếu] nói:
花残叶落深秋
玉人懒上危楼。
欲得君民和会
当时宴罢频收。
Hoa tàn lá rụng cuối thu,
Người ngọc lười lên lầu cao.
Muốn được quân dân hòa hội,
Đương thời tiệc xong liền thu.

Đây là nạp Tâm Khí mà thu Bàng Quang Khí, không để hao tán, mà tương hợp với Thận Khí, để tiếp quẻ Khảm, là Khí mới sinh trong Khí Hải. Phải bắt đầu ở Lập Đông, thấy hiệu nghiệm mới dừng. Hành trì không quá một năm, công phu Đoạt này lấy 300 ngày một năm làm kỳ hạn. Dần dần kiến nghiệm, dung nhan sáng bóng, da thịt căng sướng, Đan Điền ấm áp, tiểu tiện giảm bớt, tứ chi nhẹ nhàng mạnh mẽ, tinh thần thanh sảng, các tật bệnh cũ, đều tiêu trừ hết.
Nếu tiếc thời gian, thì hành trì đừng lười nhác. Chỉ trong công phu cân bằng Âm Dương, dần dần kiến nghiệm, tụ vào công phu này, hàng ngày dùng thêm quẻ Cấn, lược bớt việc thi hành phép này. Quẻ Càn tam nguyên dụng sự, ứng nghiệm mới dừng (1).

1 Tức giờ Sửu Dần

2 Tức giờ Tuất Hợi

3 Quẻ Cấn là giờ Sửu Dần, Khí yếu

4 Quẻ Càn là giờ Tuất Hợi, Khí tán

5 Quẻ Cấn dưỡng Nguyên Khí

6 Quẻ Càn tụ Nguyên Khí

Giải nói:

Hoa tàn lá rụng cuối thu như là người ta Khí yếu, ánh sáng ban chiều, Dương Khí tán mà không thăng, nên nói “lười lên lầu cao”. Lầu là Thập Nhị Trùng Lâu.

Tâm là Quân Hỏa, Bàng Quang là Dân Hỏa, nuốt Khí co Ngoại Thận, khiến Tâm với Ngoại Thận Khí hợp thành một, nên nói là “hòa hội”. Tiệc là nuốt, thu là co. Buổi sớm công phu không ngừng, phép này là chính.

Chân giải nói:

Quẻ Cấn thì Dương Khí yếu, nên nhẹ nhàng đạo dẫn, co duỗi, nuốt nước bọt xoa mặt, thì tán Hỏa ra tứ chi, để bồi dưỡng Nguyên Khí.
Quẻ Càn thì Dương Khí tán, nên nuốt Tâm Khí, co Ngoại Thận, để hợp với Thận Khí, khiến Tam Hỏa tụ thành một, để tụ Nguyên Khí.
Cho nên nói “tụ tán Thủy Hỏa”, khiến gốc rễ bền chắc vậy.

(1)Tam nguyên là Càn Cấn Chấn










Giao Cấu Long Hổ Đệ Tam
[Thái bổ Hoàn Đan, dưỡng Thai Tiên, Thủy Hỏa ký tế,
Chân phu phụ tương kiến, Khí giao hình bất giao]


[Kim cáo] nói:

Thái Nguyên mới phân thì có Thái Thủy, trong Thái Thủy thì có Thái Vô, trong Thái Vô thì có Thái Hư, trong Thái Hư thì có Thái Không, trong Thái Không thì có Thái Chất, Thái Chất là chất trong đục của Trời Đất. Chất đó như trứng, mà màu nó như màu huyền hoàng, là một vật trong Thái Không mà thôi.

Dương đi lên đến trời, thái cực mà sinh Âm, dùng yểu minh ôm Dương mà hạ xuống.

Âm hạ xuống đến đất, thái cực mà sinh Dương, dùng hoảng hốt cõng Âm mà đi lên.

Một thăng một giáng, Âm giáng Dương thăng, là Trời Đất thi hành đạo, mà vạn vật sinh thành.

[Chân nguyên] nói:

Trời như cái chậu úp, Dương đến thì khó đi lên nữa.

Đất như tảng đá lớn, Âm đến thì khó vào.

Đông Chí thì trong đất Dương đi lên, lúc Hạ Chí thì đến trời, Dương đó thái cực mà sinh Âm, sở dĩ Âm sinh là vì Dương từ trong Âm tới, mà khởi ở đất. Hoảng hoảng hốt hốt, trong Khí có Thủy, Thủy này vô hình, Hạ Chí đến trời, tích Khí thành Thủy, nên nói “Dương thái cực mà Âm sinh”.

Hạ Chí thì ở trời Âm giáng xuống, lúc Đông Chí thì đến đất, Âm đó thái cực mà Dương sinh, sở dĩ Dương sinh là vì Âm từ trong Dương tới, mà ra từ trời. Yểu yểu minh minh, trong Thủy có Khí, Khí đó vô hình, Đông Chí đến đất, tích Thủy sinh Khí, mà nói “Âm thái cực mà Dương sinh” vậy.

[Bỉ dụ] nói:

Coi bên ngoài thân như Thái Không, coi Tâm Thận như Trời Đất, coi Khí Dịch như Âm Dương, coi Tý Ngọ như Đông Hạ.

Giờ Tý là quẻ Khảm, Khí sinh trong Thận.

Giờ Ngọ là quẻ Li, Dịch sinh trong Tâm.

Thận Khí đến Tâm, Thận Khí với Tâm Khí tương hợp, thì thái cực mà sinh Dịch. Sở dĩ sinh Dịch là vì Khí từ trong Thận tới, trong Khí có Chân Thủy, Thủy đó vô hình, quẻ Li đến Tâm, tiếp với Tâm Khí, thì thái cực mà sinh Dịch như thế.

Tâm Dịch đến Thận, Tâm Dịch với Thận Thủy tương hợp, thì thái cực mà lại sinh ra Khí, sở dĩ sinh Khí là vì Dịch từ trong Tâm tới, trong Dịch có Chân Khí, Khí đó vô hình, quẻ Khảm đến Thận, tiếp với Thận Thủy, thì thái cực mà sinh Khí như thế.

Cũng như Dương thăng Âm giáng, đến mức thái cực mà tương sinh, Âm Dương sinh ra đó, thì trong Dương tàng Thủy, trong Âm tàng Khí.

[Chân quyết] nói:

Trong Thận sinh Khí, trong Khí có Chân Thủy.

Trong Tâm sinh Dịch, trong Dịch có Chân Khí.

Chân Thủy Chân Khí, là Chân Long Chân Hổ.

Dương đến trời thì khó đi lên nữa, thái cực mà sinh Âm.

Âm đến đất thì khó chui vào được, thái cực mà sinh Dương.
Cái lý của Trời Đất là như vậy. Con người không so được với Trời Đất là do lục dục thất tình, cảm nhiễm vật mà hỏng chí khí, mà hao tán Nguyên Dương, tẩu thất Chân Khí.

Đương lúc quẻ Ly thì Thận Khí đến Tâm, Thần Thức (1) nội định, hơi thở ở mũi vào ít ra chậm, miên miên nhược tồn, mà nước bọt đầy miệng thì nuốt xuống. Tự nhiên Thận Khí với Tâm Khí tương hợp, thái cực sinh Dịch.

Đến lúc quẻ Khảm thì Tâm Dịch đến Thận, tiếp với Thận Thủy, tự nhiên Tâm Dịch với Thận Khí tương hợp, thái cực sinh Khí. Lấy Chân Khí lưu luyến Dịch, Chân Thủy lưu luyến Khí. Dịch với Chân Thủy vốn tự tương hợp, nên trong Dịch có Chân Khí, trong Khí có Chân Thủy. Hỗ tương giao hợp, theo nhau đi xuống, gọi là giao cấu Long Hổ. Nếu Hỏa Hậu không sai, trừu thiêm hợp lý, thì 300 ngày dưỡng được Chân Thai, mà thành Đại Dược, là cái gốc để luyện chất thiêu thân, triều nguyên siêu thoát.

[Đạo yếu] nói:

一气初回元运,
真阳欲到离官。
捉取真龙真虎
玉池春水溶溶。


Nhất Khí mới về nguyên vận,

Chân Dương muốn đến Li Cung.

Bắt giữ Chân Long Chân Hổ,

Ngọc Trì xuân thủy mênh mang.

Đây là sợ tiết lậu Nguyên Khí mà làm tẩu thất Chân Thủy ra ngoài thân. Khí tán thì khó sinh Dịch, Dịch ít thì không có Chân Khí. Khí Thủy mà không giao thì sao thành Đại Dược? Lúc này:
Trong năm thì dùng tháng, coi Đông Chí là khởi đầu.
Trong ngày thì dùng giờ, coi quẻ Li là kỳ hạn.

Hoặc do tuổi già mới phụng đạo, nên căn nguyên không chắc, tự tính toán hư tổn sau khi Khí không đủ. Cái hao tổn của mười năm, thì dụng công một năm để bồi bổ, gọi là Thái Bổ Hoàn Đan. Bồi bổ cho đủ số, thì ngừng thi hành phép này, gọi là thủy hỏa kí tế có thể kéo dài tuổi thọ, mà nói là Nhân Tiên. Hiệu nghiệm của công phu này không thể kể hết được.

Nếu đã bổ đủ số, thì miệng sinh nước bọt có vị ngọt, tâm cảnh tự trừ, tình dục bất động, bách hài vô bệnh, mà Thần Quang tự hiện trong tối, hai mắt thời như điện chớp.

Coi ngày Đông Chí là bắt đầu, cẩn thận tỉ mỉ dụng pháp. Ba trăm ngày sẽ thoát Chân Thai, gọi là Thai Tiên.

Giải nói:

Ở bên ngoài thì giờ Ngọ là quẻ Li, Thái Dương là Chân Dương. Ở người thì Tâm là Li Cung, Nguyên Dương là Chân Long. Chân Hổ là Thủy trong Thận Khí, Chân Long là Khí trong Tâm Dịch. Miệng là Ngọc Trì, nước bọt là xuân thủy.

Chân giải nói:

Nhất Khí mới về nguyên vận tức coi Đông Chí là bắt đầu, là tháng Tý.
Chân Dương muốn đến Li Cung tức coi quẻ Li là kỳ hạn, tức giờ Ngọ.
Chân Long là Khí trong Tâm Dịch, Chân Hổ là Thủy trong Thận Khí. Khí Thủy tương hợp mới gọi là Long Hổ giao cấu.

(1) Thần thức: chỉ tâm thức hữu tình linh diệu bất khả tư nghị

Thiêu luyện Đan Dược đệ tứ

[Hỏa Hậu, Tiểu Chu Thiên, Chu Thiên Hỏa Hậu

Tụ Thần dưỡng Khí, tụ Khí dưỡng Thần, luyện Dương dưỡng Thần]
[Kim cáo] nói:

Trời Đất là hình của Đại Đạo, Âm Dương là Khí của Đại Đạo. Hàn nhiệt ôn lương (1) là trong hình có Khí, vân vụ vũ lộ ( 2)là trong Khí có hình tượng.

Địa Khí đi lên, bay lên thì là mây, tán thì thành mưa.

Thiên Khí hạ xuống, tán thì thành sương, ngưng thì thành móc.
Tích Âm quá thì móc thành mưa, thành sương muối, thành tuyết.
Tích Dương quá thì sương thành khói, thành mây, thành ráng.
Trong Âm phục Dương, Dương Khí không đi lên, kích nhau mà sinh sấm sét.

Trong Dương phục Âm, Âm Khí không hạ xuống, ngưng kết cứng chắc mà sinh mưa đá.

Âm Dương không hợp, đối nhau thì sinh chớp điện.

Âm Dương không bằng nhau, loạn giao thì sinh cầu vồng.

Tích Chân Dương để thành Thần, mà cái treo trên trời là các vì sao.
Tích Chân Âm để thành hình, mà cái mạnh mẽ ở đất là đất đá.
Cái lớn trong các vì sao là nhật nguyệt, cái quý trong đất đá là kim ngọc. Âm Dương nhìn thấy ở cái hữu hình: trên trời thì là nhật nguyệt, dưới đất thì là kim ngọc.

[Chân nguyên] nói:

Âm không được Dương thì không sinh, Dương không được Âm thì không thành.

Tích Dương thành Thần treo trên trời cao, mà cái to lớn là nhật nguyệt. Nhật nguyệt là Chân Dương mà được Chân Âm để tương thành.
Tích Âm thành hình lớn mạnh ở đất, mà cái quý là kim ngọc. Kim ngọc là Chân Âm, mà được Chân Dương để tương sinh (3).

[Bỉ dụ] nói:

Chân Dương như Chân Khí trong Tâm Dịch, Chân Âm như Chân Thủy trong Thận Khí. Chân Thủy không được Chân Khí thì không sinh, Chân Khí không được Chân Thủy thì không thành.
Chân Thủy Chân Khí, vào lúc quẻ Li, hòa hợp ở trên Tâm dưới Phế, như tử mẫu tương luyến, phu phụ tương ái. Từ Li đến Đoài, quẻ Đoài là lúc Âm vượng Dương nhược, như nhật nguyệt lúc Hạ Huyền, kim ngọc bị Hối-mờ tối, không thể dùng được.

Nhật nguyệt nhờ Âm thành Dương, số đủ thì phát sáng. Kim ngọc nhờ Dương sinh Âm, khí đủ thì thành bảo. Kim ngọc thành bảo là nhờ Khí đủ mà tiến thêm Dương; nhật nguyệt phát sáng là nhờ số đủ mà nhận thêm Hồn.

Như lúc quẻ Càn tiến Hỏa, luyện Dương không để suy. Hỏa mà thêm số, thì Dương trường sinh.

[Chân quyết] nói:

Quẻ Li thì Long Hổ giao cấu, gọi là thái Dược. Lúc đến quẻ Càn, Khí Dịch sắp muốn hoàn nguyên, mà sinh bên trên Bàng Quang, dưới Tì Vị, trước Thận, sau Rốn, bên trái Can, bên phải Phế, bên phải Tiểu Tràng, bên trái Đại Tràng. Lúc đó, Tì Khí vượng mà Phế Khí thịnh, Tâm Khí tuyệt mà Can Khí nhược. Chân Khí vốn nhờ Dương Khí tương hợp mà tới, Dương Khí đã nhược, thì Chân Khí không có gì để quyến luyến, uổng dụng công mà thái hợp.
Lúc này phải Thần Thức nội thủ, hơi thở ở mũi miên miên, hóp nhẹ bụng, khi Thận Rốn thấy rất nóng, hơi thả rồi siết nhẹ. Bụng Rốn mà chưa nóng thì siết chặt hơn, dần nóng lên thì liền giữ như thường, mặc ý phóng chí để mãn Càn Khôn, mới gọi là “Lặc dương quan nhi luyện Đan Dược-Siết Dương Quan mà luyện Đan Dược”, khiến Khí không đi lên, để chắc Chân Thủy, qua Tì Cung, theo hô hấp mà vận chuyển vào trong Mệnh Phủ Hoàng Đình.
Lúc Khí Dịch tạo hóa biến thành Tinh, Tinh biến thì thành Châu, Châu biến thì thành Hống, Hống biến thì thành Sa, Sa biến thì thành Kim, mới gọi là Kim Đan. Công phu này không nhỏ vậy.


[Đạo yếu] nói:
采药须凭玉兔(采药心气,玉兔肾水),
成亲必藉黄婆,
等到雍州相见(雍州干卦),
奏传一曲阳歌,

Thái Dược cần nhờ Ngọc Thố (4),

Thành thân phải nhờ Hoàng Bà.

Đợi đến Ung Châu (5) gặp gỡ,

Tấu truyền một khúc Dương ca.

Đây là thi hành lẫn với với thái Dược hàng ngày. Thường tuổi già bồi bổ xong phép thập tổn nhất bổ, phép này gọi là luyện Hống bổ Đan Điền. Bồi bổ cho đủ số, chỉ vào lúc hàng ngày dùng quẻ Li thái Dược, quẻ Càn thiêu luyện siết Dương Quan.

Xuân Đông thái nhiều luyện ít, Càn một mà Li gấp hai; Thu Hạ thái ít luyện nhiều, Li một thì Càn gấp hai. Tùy theo năm tháng Khí vượng, công hiệu của thái luyện ở phía trước, có thể sống lâu ở đời là Nhân Tiên.

Nếu đã bồi bổ đủ số, kiến nghiệm tiến công, cũng phải cẩn thận tỉ mỉ dụng công. Thái Dược 100 ngày thì Dược lực đầy đủ, 200 ngày thì Thánh Thai kiên cố, 300 ngày thì Chân Khí sinh mà Thai Tiên tròn.
Thường khi Dược lực đầy đủ thì sau đó tiến Hỏa thêm số, mới gọi là Hỏa Hậu.

Thường sau khi Thánh Thai kiên cố, Hỏa Hậu thêm đến số của Tiểu Chu Thiên, mới gọi là Tiểu Chu Thiên.

Thường khi Thai tròn Chân Khí sinh, Hỏa Hậu thêm đến số của Đại Chu Thiên, mới gọi là Chu Thiên Hỏa Hậu.

Thái Dược mà giao cấu Long Hổ, luyện Dược mà tiến Hỏa, mới là nhập Đạo. Cần tuyệt tích ẩn cư, tâm tồn nội quán, nội cảnh bất xuất, ngoại cảnh bất nhập. Như phụ nữ dưỡng thai, như rồng dưỡng châu, tuy trong lúc ăn uống ngủ nghỉ, mà ít nói như trẻ sơ sinh, cử chỉ như gái trinh. Do sợ có tổn thất, tâm không được rời Đạo chút nào.

Giải nói:

Dược là Chân Khí trong Tâm, Thố là Chân Thủy trong Thận, Hoàng Bà là Chân Dịch trong Tì, hòa hợp Khí Thủy mà nhập Hoàng Đình. Ung Châu là quẻ Càn. Siết Dương Quan là hóp bụng.
Trên là khẩu quyết An lạc diên niên.

Trên là Tiểu Thừa pháp tứ môn, là Nhân Tiên

1- Hàn nhiệt ôn lương: lạnh, nóng, ấm, mát

2- Vân vụ vũ lộ: mây, sương, mưa, móc

3- Tuất Hợi hành trì, quẻ Li thái Dược, quẻ Càn tiến Hỏa

4- Thái Dược Tâm Khí, Ngọc Thố là Thận Thủy

5- Ung Châu là quẻ Càn


































Trung quyển
Trung thừa trường sinh bất tử pháp tam môn
Trửu hậu phi kim tinh đệ ngũ
[Hoàn Tinh bổ não, khởi Hà Xa giao Long Hổ,
Trừu Diên thiêm Hống, phản lão hoàn đồng]

[Kim cáo] nói:
Âm Dương thăng giáng, không ra khỏi Trời Đất.
Nhật Nguyệt vận chuyển, ở ngoài Trời Đất.
Đông Tây lên xuống mà phân ngày đêm.
Nam Bắc qua lại mà định lạnh nóng.
Đêm ngày không ngừng, lạnh nóng xô nhau.
Tích ngày thành tháng, tích tháng thành năm.

Việc tích ngày của tháng là trong Phách tàng Hồn, trong Hồn tàng Phách.
Việc tích tháng của năm là trong luật khởi lữ, trong lữ khởi luật ( 1).
Nhật nguyệt vận hành, mà hợp với cái cơ của Trời Đất, không rời độ số của Càn Khôn.

Vạn vật sinh thành tuy tại Âm Dương, mà tạo hóa cũng nương nhờ nhật nguyệt.

[Chân nguyên] nói:

Hình của Trời Đất có dạng như quả trứng. Bên trong lục hợp, hình tròn như quả cầu. Nhật nguyệt lên xuống, vận hành một bên trên trời, một bên dưới đất. Thượng hạ đông tây, đi vòng tròn như bánh xe. Mọc ở đông xuống ở tây, là mặt trời đi theo đường Dương. Mọc ở tây xuống ở đông, là mặt trăng đi theo đường Âm.

Trong một ngày thì phân ra ban ngày và ban đêm. Sau khi Đông Chí, mặt trời mọc ở nam mà hướng lên bắc. Sau khi Hạ Chí, mặt trời mọc ở bắc mà hướng xuống nam. Đêm mùa đông là ngày mùa hè, đêm mùa hè là ngày mùa đông. Trong một năm thì định nóng lạnh. Hình dáng mặt trăng mặt trời, vuông tròn 840 dặm.
Bốn xích là một bộ, 360 bộ là một dặm. Thường thì 8 khắc 20 phân là một giờ, 12 giờ là một ngày. Một tháng có 30 ngày, tổng cộng là 360 giờ, tức là 3.000 khắc, 18 vạn phân. Mà lấy Dương thi hành Càn, số của nó dụng cửu-9, lấy Âm thi hành Khôn, số của nó dụng lục-6.
Hồn sinh trong Phách, vốn từ Đán Nhật. Vì 9 khác 6, nên sau ba ngày trong Phách sinh Hồn. Phàm một ngày đêm, 100 khắc 60 phân, Hồn ở trong Phách tiến được 70 (2)dặm. Sáu ngày đêm tiến được 420 dặm, thì trong Phách thì Hồn chiếm một nửa, mới nói là Thượng Huyền. Lại tiếp sáu ngày đêm, tiến thêm 420 dặm, cộng với trước là được 840 dặm, thì trong Phách hoàn toàn là Hồn, là Dương mãn Âm vị, mới nói là Nguyệt Vọng (3).

Bắt đầu từ ngày 16, trong Hồn sinh Phách. Phàm một ngày đêm, 100 khắc 60 phân, Phách ở trong Hồn tiến được 70 dặm. Sáu ngày đêm tiến được 420 dặm, thì trong Hồn thì Phách chiếm một nửa, mới nói là Hạ Huyền. Lại tiếp sáu ngày đêm, tiến thêm 420 dặm, cộng với trước là được 840 dặm, thì trong Hồn hoàn toàn là Phách, là Âm mãn Dương vị. Trong mặt trăng còn có chút ánh sáng sót lại, vì 6 chưa hết được 9, nên sau ba ngày Nguyệt Phách mới mãn cung, mới nói là Nguyệt Hối.

Sau ngày Nguyệt Đán (4), trong 6 khởi 9. Trước khi Nguyệt Hối, trong 9 khởi 6. Số có lúc chưa hết mà sinh ra thì có kỳ hạn. Tích ngày thành tháng, tích tháng thành năm.

Lấy tháng ra mà nói, sáu luật sáu lữ, lấy 6 mà khởi số, số chạy hết lục vị, thì 6 lần 6 là ba mươi sáu, là thành số của Âm.

Lấy ngày mà nói, năm ngày là một hậu, 72 hậu là số 8 lần 9, đến trùng cửu lấy 9 làm khởi số, số chạy hết lục vị, thì 6 lần 9 là 54, là thành số của Dương.

Một 6 một 9, hợp thành 15. Số 15 này là số của một Khí. 24 Khí là đủ dùng cho 8 tiết, mà thấy cái cách Âm Dương thăng giáng. Một 6 một 9, lấy 4 làm dụng hợp với bốn mùa mà nhân lên, một mùa được 90 (5), bốn lần là 360, phần biến thành số của Dương là 216=9x6x4, thành số của Âm là 144=6x6x4, tổng là 360 số, mà đầy đủ Chu Thiên.

[Bỉ dụ] nói:

Âm Dương thăng giáng bên trong Trời Đất, như pháp giao hợp của Tâm Thận Khí Dịch. Nhật nguyệt vận hành bên ngoài Trời Đất, như việc trửu hậu phi kim tinh. Nhật nguyệt giao hợp, như là pháp tiến Hỏa gia giảm. Dương thăng Âm giáng, không khác gì Hồn Phách của nhật nguyệt. Nhật vãng nguyệt lai, không khác gì Khí Dịch của Tâm Thận.

Sau khi Đông Chí, mặt trời mọc ở phương Ất, lặn ở phương Canh, ban ngày dài 40 khắc, mặt trời từ nam chuyển sang bắc. Phàm cứ chín ngày đông mọc tây lặn, thì cộng thêm 60 phân, đến Xuân Phân ngày đêm bằng nhau, đến Hạ Chí là kỳ hạn, ban ngày dài 60 khắc.
Sau khi Hạ Chí, mặt trời mọc ở phương Giáp, lặn ở phương Tân, ban ngày dài 60 khắc, mặt trời từ bắc chuyển sang nam. Phàm cứ chín ngày đông mọc tây lặn, thì trừ đi 60 phân, đến Thu Phân ngày đêm bằng nhau, đến Đông Chí là kỳ hạn, ban ngày dài 40 khắc. Ngày đêm phân khắc, chuẩn tiền hậu tiến thoái, từ nam sang bắc (6).

Sau ngày mùng một, ba ngày thì Hồn sinh ở Phách, 6 ngày thì bằng nhau, 6 ngày nữa thì Hồn đầy đủ, số của nó dụng 9.
Sau ngày Nguyệt Vọng, Phách sinh ở Hồn, 6 ngày thì bằng nhau, 6 ngày nữa thì Phách đầy đủ, số của nó dụng 6.
Hạ Chí của năm, ngày 16 của tháng, là phép ngày dùng quẻ Li, là giờ Ngọ của người vậy.

Đông Chí của năm, ngày mùng một của tháng, là phép ngày dùng quẻ Khảm, là giờ Tý của người vậy.

Cái cách Trời Đất Âm Dương thăng giáng, cái lý của nhật nguyệt Hồn Phách qua lại, còn có thể dùng số mà suy đoán, giao hợp có thứ tự, vận chuyển không sai. Tâm Thận Khí Dịch Can Phế Hồn Phách của người, ngày dùng tuy có thứ tự, năm tháng há không gia giảm sao?

[Chân quyết] nói:

Quẻ Khảm thì Dương sinh, đương Chính Tý Thời, chẳng phải bắt đầu cũng chẳng phải kết thúc. Quẻ Cấn thì Thận Khí giao Can Khí, trước khi chưa giao, trong tĩnh thất mặc áo chặt chẽ, ngồi xếp bằng chắc chắn. Hạ thân người xuống phía bụng (7), hơi dướn người lên, ưỡn ngực ra trước mà hơi ngửa đầu ra sau, thì phía sau bế Giáp Tích Song Quan, đưa cùi trỏ ra sau quạt nhẹ vài cái vươn vai. Từ huyệt Vĩ Lư, nóng như lửa, từ eo mà khởi, giữ lại ở Giáp Tích, cẩn thận không được khai quan. Tức thì rất nóng mà Khí mạnh, dần dần mở Giáp Tích Quan, phóng Khí quá quan. Vẫn ngửa mặt, não hậu ngửa căng ra để bế Thượng Quan, cẩn thận không được mở ra. Liền thấy cực nóng mà Khí mạnh, dần dần khai quan nhập Đỉnh, để bồi bổ Nê Hoàn Tủy Hải. Cần là thân chịu được nóng lạnh, mới là nền móng của trường sinh.

Tiếp đó dùng phép Hoàn Đan. Làm như trước ưỡn ngực vươn vai, bế Giáp Tích, ngồi xổm mà vươn. Trong eo Hỏa không khởi, đương tĩnh tọa nội quán, lại làm như phép, lấy Hỏa khởi để làm hạn độ. Từ Sửu thì thi hành, đến Dần thì xong mà có thể ngừng, mới nói là trửu hậu phi kim tinh, cũng gọi là trừu Diên, khiến Khí trong Thận sinh Can Khí.

Con người ta xương lưng có 24 đốt. Từ dưới đi lên 3 đốt, là đối nhau với Nội Thận. Từ trên đi xuống 3 đốt, gọi là Thiên Trụ, phía trên Thiên Trụ gọi là Ngọc Kinh. Phía dưới Thiên Trụ, phía trên huyệt Vĩ Lư từ chỗ đối diện với Nội Thận, tổng cộng là 18 đốt, bên trong gọi là Song Quan. Trên 9 dưới 9, nên xác định là 100 ngày, thì thông hết 18 đốt mà vào Nê Hoàn. Phải hành trì vào đúng lúc Nhất Dương, quẻ Khảm, mới gọi là trửu hậu phi kim tinh.
Quẻ Li thái Dược, quẻ Càn tiến Hỏa thiêu Dược, siết Dương Quan. Bắt đầu 100 ngày, phi kim tinh vào não, đã xung Tam Quan, vào thẳng Thượng Cung Nê Hoàn, từ quẻ Khảm đến quẻ Cấn mới dừng.
Từ quẻ Li thái Dược, khiến Tâm Thận Khí tương hợp, mà Can Khí tự sinh Tâm Khí. Hai Khí thuần dương, nhị bát thì Âm tiêu, hun đốt ở Phế, mà được Phế Dịch hạ xuống, bao hàm Chân Khí. Dần dần làm lớn hạt Thử Mễ mà nhập Hoàng Đình, mới gọi là Nội Đan Chi Tài-nguyên liệu của Nội Đan. Tức trăm ngày không sai Dược lực đầy đủ.

Phàm dụng pháp của quẻ Li thái Dược, theo thời mà nội quán, càng thêm tinh tế. Như quẻ Càn tiến Hỏa thiêu Dược, siết Dương Quan, bắt đầu từ quẻ Đoài, kết thúc tại quẻ Càn.

Cứ như vậy lại 100 ngày, sau khi trửu hậu phi kim tinh, từ quẻ Khảm đến quẻ Chấn mới dừng. Lúc quẻ Li thái Dược phép cứ như cũ mà phối. Từ quẻ Khôn đến quẻ Càn hành trì, liền 200 ngày không sai, Thánh Thai kiên cố. Phép siết Dương Quan, từ quẻ Khôn đến quẻ Càn mới dừng (8).

Lại 100 ngày như vậy thì đủ, Nê Hoàn sung thực, phản lão hoàn đồng, khác hẳn người thường. Thái Dược xong, Thai Tiên đầy đủ, mà Chân Khí sinh, hình như viên đạn tròn, màu sắc như quả quất đỏ, mãi trấn ở Đan Điền, mà tạo thành Lục Địa Thần Tiên.
Sau 300 ngày, hành trì đến quẻ Li thì thôi thái Dược, quẻ Khôn thì thôi siết Dương Quan, là thi hành đạo Ngọc Dịch Hoàn Đan.
Nên từ sau Đông Chí, mới nói hành công, 300 ngày thai viên khí túc, mà Nội Đan kết tựu, Chân Khí sinh. Phàm thi hành phép này, mới là ngũ hành điên đảo, Tam Điền phản phục.

Trước khi hành công, đầu tiên cần cân bằng Âm Dương, khiến Khí Dịch tương sinh, kiến nghiệm mới dừng. Tiếp thì cần tụ tán Thủy Hỏa, khiến căn nguyên kiên cố, mà Khí hành Dịch trụ, kiến nghiệm mới dừng. Tiếp cần giao cấu Long Hổ, thiêu luyện Đan Dược, dùng Thái Bổ Hoàn Đan, mà rèn luyện Diên Hống, kiến nghiệm mới dừng. Phép Thập tổn nhất bổ đã đủ số, mà Khí Dịch tương sinh, kiến nghiệm mới dừng.

Hành trì như trên, là phép Tiểu Thừa, tự có thể kéo dài tuổi thọ. Nếu mà bổ hoàn kiên cố, thì kiến nghiệm mới dừng.

Mới có thể:

- Trong năm chọn tháng: tiết Đông Chí.

- Trong tháng chọn ngày: ngày Giáp Tý.

- Trong ngày chọn giờ: quẻ Khảm Li Càn ba giờ làm khởi thủy.
100 ngày từ Khảm đến Cấn, từ Đoài đến Càn. Sau 200 ngày, từ Khảm đến Chấn, từ Khôn đến Càn.

Phàm hạ công phu như vậy, phải trong nơi u thất tĩnh trạch, xa đàn bà con gái, để không nghe tiếng gà chó, xú uế không vào mũi, ngũ vị không vào miệng, tuyệt thất tình lục dục, ăn uống nhiều ít nóng lạnh có mức độ, tuy đang lúc ngủ, mà ý sợ tổn thất. Hành công không chăm chỉ thì khó thành đạo lắm thay! Cứ vậy 300 ngày, xem ứng nghiệm thế nào?

Chân giải nói:
Đây là tam nguyên dụng pháp. Nói quẻ Khảm phi kim tinh, Hạ Điền phản Thượng Điền; quẻ Li thái Dược, Hạ Điền phản Trung Điền; quẻ Càn siết Dương Quan, Trung Điền phản Hạ Điền. Cũng gọi là Tam Điền phản phục.

[Đạo yếu] nói:

日月并行复卦﹝子时﹞
蹲升数日开关,
贪向扬州聚会﹝离卦交媾﹞,
六宫火满金田﹝干宫﹞
Nhật nguyệt song hành quẻ Phục (9),
Ngồi dướn vài ngày khai quan.
Muốn hướng Dương Châu tụ hội (10),
Lục Cung hỏa mãn Kim Điền (11).

Giải nói:

Nhật Nguyệt song hành quẻ Phục là lúc Nhất Dương sinh, trong ngày là giờ Tý, trong năm là Đông Chí, mà nói là trong tháng chọn ngày, trong ngày chọn giờ.
Ngồi dướn đã nói ở trước. Vài ngày là xác định 100 ngày. Khai quan là đầu tiên khai Trung Quan, tiếp đến khai Thượng Quan.
Muốn hướng Dương Châu tụ hội, Dương Châu ở người là Tâm, ở ngày là giờ Ngọ, ở quẻ là Li. Tụ hội là Chân Âm Chân Dương giao cấu, nên nói thái Dược.
Càn là Lục Cung, Hỏa là Khí. Siết Dương Quan mà tụ Khí, coi Phế Khí là Kim, mà dưới Thận là Đan Điền, nên nói Hỏa mãn Kim Điền, là thi hành quẻ Càn mà siết Dương Quan, tụ Hỏa ở Hạ Đan Điền vậy.

Trực giải nói:

Nhật nguyệt song hành quẻ Phục là lúc Đông Chí ngày Giáp Tý.
Ngồi dướn vài ngày khai quan, ngồi xổm dướn người để Khởi Hỏa, đến 100 ngày là khai quan. Đây là từ Khảm đến Cấn, là phép phi kim tinh.
Dương Châu tụ hội, là quẻ Li thái Dược giao Âm Dương.
Lục Cung hỏa mãn Kim Điền, thì quẻ Càn siết Dương Quan, tụ Phế Khí ở Hạ Điền, từ Đoài đến Càn vậy.

终南路上逢山
升身频过三关,
贪向扬州聚会
争如少女烧天。
Trên đường ở Chung Nam gặp núi,
Dướn người lần lượt quá Tam Quan.
Muốn hướng Dương Châu tụ hội,
Sao như thiếu nữ đốt trời.

Giải viết:

Chung Nam là thánh nhân ẩn ý tại trung nam, trung nam là quẻ Khảm. Cấn là núi, núi là quẻ Cấn. Phi kim tinh đến quẻ Tốn mới dừng, là lúc ngày thứ 200 hạ công phu.
Dướn người lần lượt quá Tam Quan, muốn hướng Dương Châu tụ hội, đã nói ở trên.
Sao như thiếu nữ đốt trời, thiếu nữ là quẻ Đoài, siết Dương Quan đến quẻ Càn mới dừng.

兖州行到徐州
起来走损车牛,
为恋九州欢会
西南火入雍州。
Duyện Châu đi đến Từ Châu,
Ngồi dậy đi tổn xe trâu.
Vì muốn Cửu Châu hoan hội,
Tây Nam Hỏa nhập Ung Châu.

Giải nói:

Duyện Châu là quẻ Cấn, Từ Châu là quẻ Tốn. Từ quẻ Cấn phi kim tinh, đến quẻ Tốn mới dừng.
Ngồi dậy đi tổn xe trâu, xe là Dương, trâu là Âm, là Nhất Khí ở Giáp Tích phi nhập Nê Hoàn.
Cửu Châu ở người là Tâm, ở ngày là giờ Ngọ, giống như thái Dược lúc trước.
Tây Nam là quẻ Khôn. Ung Châu là quẻ Càn. Siết Dương Quan, từ Khôn đến Càn mới ngừng, là lúc ngày thứ 300 hạ công phu.

Trực giải nói:
Đây là công phu ngày thứ 300, là phép phi kim tinh, khởi ở Cấn mà dừng ở Tốn.
Cửu Châu hoan hội, thái Dược như trước. Siết Dương Quan từ Khôn đến Càn mới dừng.
Đây là công việc dùng hàng ngày, mới nói là tam nguyên dụng pháp: quẻ Khảm: Phi kim tinh nhập não là Hạ Điền phản về Thượng Điền; quẻ Ly: Thái Dược là Hạ Điền phản về Trung Điền; quẻ Càn: thiêu Dược tiến Hỏa là Trung Điền phản về Hạ Điền. Cũng gọi là Tam Điền phản phục. Mới nói tam nguyên dụng sự, là phép Trung Thừa, đã là Địa Tiên.
Thấy hiệu nghiệm mới dừng là:
- Bắt đầu thì thấy mộng mị phần nhiều có kinh động, tứ chi lục phủ có bệnh tật không trừ mà tự khỏi.
- Nhắm mắt trong phòng tối, mà ánh sáng trùm lên chung quanh toàn thân.
- Kim Quan Ngọc Tỏa giam rất chắc chắn, tuyệt hết tiết lậu trong mộng.
- Nghe có tiếng sấm, quan tiết thông suốt.
- Trong mộng như ôm trẻ nhỏ đi về, hoặc như phi đằng tự tại.
- Khí của bát tà không thể nhập, tâm cảnh tự trừ, mà tuyệt tình dục.
- Nội quán thì sáng mà không mờ tối.
- Ban ngày thì thần thái thanh tú, đêm thì Đan Điền tự ấm áp.
Các thứ trên đều là hiệm nghiệm của đắc Dược. Chứng nghiệm đã đúng đắn, cẩn thận tỉ mỉ dụng công, theo phép trước tăng thêm 300 ngày thì Thai Tiên tròn. Sau khi Thai tròn, mới dụng công phu sau.

(1) Luật lữ: là cái ống làm bằng trúc, dùng để hiệu chỉnh âm cao thấp trong âm nhạc

(2) Đán Nhật: nghĩa là ngày mùng 1 âm lịch.

3 Nguyệt Vọng: ngày rằm.

(4) Nguyệt Đán: là ngày mùng một âm lịch.

(5) 9+6=15 là số của một khí, một mùa = 2 tiết = 6 khí. Vị chi là (9+6)x6 = 90

(6) 24 tiết khí: Đông Chí - Tiểu Hàn - Đại Hàn - Lập Xuân - Vũ Thủy - Kinh Trập - Xuân Phân - Thanh Minh - Cốc Vũ - Lập Hạ - Tiểu Mãn - Mang Chủng - Hạ Chí - Tiểu Thử - Đại Thử - Lập Thu - Xử Thử - Bạch Lộ - Thu Phân - Hàn Lộ - Sương Giáng - Lập Đông - Tiểu Tuyết - Đại Tuyết rồi lại quay về Đông Chí.
60 phân là 01 khắc, 8 khắc 20 phân là một giờ, 12 giờ là một ngày đêm. Vậy 1 ngày đêm dài 100 khắc.
Từ Đông Chí đến Xuân Phân là 6 tiết khí x 15 ngày = 90 ngày : 9 ngày = 10. Vậy là 40 khắc + 10 khắc = 50 khắc. Ban ngày dài 50 khắc tức là ban ngày dài bằng ban đêm. Từ Xuân Phân đến Hạ Chí cũng vậy cộng thêm 10 khắc, vậy ban ngày dài 60 khắc, ban đêm dài 40 khắc. Từ Hạ Chí đến Thu Phân, từ Thu Phân đến Đông chí cũng vậy, chỉ ngược lại là trừ đi 10 khắc. Tức 60 khắc - 10 khắc = 50 khắc, rồi 50 khắc - 10 khắc = 40 khắc. Cứ liên tục quay vòng như vậy.

(7) Nguyên văn là “Đồn thân”: tham khảo thêm mấy hình vẽ trong Thuần Dương đan phái

(8) Thứ tự Hậu Thiên bát quái: Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, Càn, Khảm, Cấn

(9) Giờ Tý

(10) Quẻ Li giao cấu

(11) Càn Cung








































Ngọc Dịch Hoàn Đan đệ lục

[Phụ Ngọc Dịch Luyện Hình, Thai Tiên, Tiểu Hoàn Đan,
Đại Hoàn Đan, Thất Phản Đan, Cửu Chuyển Đan]

[Ngọc thư] nói:

Chân Âm Chân Dương, tương sinh tương thành. Hiện ra ở trên, tích Dương thành Thần, trong Thần có hình mà treo trên trời là nhật nguyệt. Hiện ra ở dưới, tích Âm thành hình, trong hình có Thần mà ở dưới đất là kim ngọc. Chất của kim ngọc ẩn ở sơn xuyên, tú mị ( 1) khí nổi lên bên trên. Với nhật nguyệt giao quang, thảo mộc nhận được nó thì trinh tường ( 2), điểu thú được nó thì thành dị loại ( 3).

[Chân nguyên] nói:

Dương thăng đến trời, thái cực sinh Âm, Âm không đủ mà Dương có dư, vì thế tích Dương sinh Thần. Âm giáng đến đất, thái cực sinh Dương, Dương không đủ mà Âm có dư, vì thế tích Âm sinh hình. Trên thì nhật nguyệt, dưới thì kim ngọc, Chân Dương có Thần, Chân Âm có hình, Khí của chúng giao nhau, mà trên dưới chiếu xạ nhau, ánh sáng trùm Trời Đất, thì kim ngọc có thể thành quý giá, chính vì như vậy.

Thường biết Khí của kim ngọc ngưng ở trên không, thì thành thụy khí tường yên ( 4), nhập vào đất, thì biến thành lễ tuyền chi thảo ( 5), nhân dân nhận được nó thì thành anh kiệt, điểu thú được nó thì sinh kỳ dị. Vì chất của kim ngọc, tuy sinh ở hình của tích Âm, mà bên trong ôm ấp Khí của Chân Dương, lại cảm nhiễm nhật nguyệt của tích Dương thành Thần, Chân Âm Chân Dương bắn xuống mà bảo vật ngưng kết vậy.

[Bỉ dụ] nói:

Tích Âm thành hình, bên trong ôm ấp Chân Dương mà thành kim ngọc, như là tích Dược ôm ấp Chân Khí mà thành Thai Tiên. Khí của kim ngọc nhập vào đất, thì thành lễ tuyền chi thảo, như Ngọc Dịch hoàn Đan Điền vậy. Khí của kim ngọc ngưng trên không, mà thành thụy khí tường yên, như Khí luyện hình chất vậy.

Thường thì Khí của kim ngọc xung lên trời, theo Dương thăng mà khởi. Thường thì Khí của kim ngọc nhập vào đất, theo Âm giáng mà hoàn. Đã theo Âm Dương thăng giáng, thì tự có bốn mùa. Có thể Dịch hoàn Đan Điền, Khí luyện hình chất, như bốn mùa gia giảm, một ngày đổi thay.

[Chân quyết] nói:

Thái bổ kiến nghiệm, trong năm chọn tháng, trong tháng chọn ngày, trong ngày chọn giờ. Có ba thời gian dụng sự: 100 ngày thì Dược lực đầy đủ, 200 ngày thì Thánh Thai kiên cố, 300 ngày thì Chân Khí sinh, Thai Tiên tròn. Cẩn thận tỉ mỉ dụng công, gia giảm theo thời. Sau 300 ngày số đủ, mới thi hành phép Hoàn Đan Luyện Hình.
Phàm dùng quẻ Cấn phi kim tinh nhập não, chỉ đến quẻ Tốn mà thôi, đây là nói về phi kim tinh, 300 ngày sau. Quẻ Li thôi thái Dược, quẻ Khôn thôi siết Dương Quan, riêng chỗ này thì quẻ Đoài hạ thủ siết Dương Quan, đến quẻ Càn mới dừng. Đã thôi quẻ Li thì thêm vào phép nuốt Luyện Hình. Yết pháp-phép nuốt, dùng lưỡi khua khoắng giữa hàm trên và hai cằm, đầu tiên nuốt hết nước bọt ố trọc, tiếp đó lui đầu lưỡi lại để đầy tràn Ngọc Trì, nước bọt sinh thì không nhổ ra mà nuốt vào.

Phàm ba tháng mùa xuân, Can Khí vượng mà Tì Khí nhược, yết pháp hàng ngày dùng quẻ Li.
Phàm ba tháng mùa hè, Tâm Khí vượng mà Phế Khí nhược, yết pháp hàng ngày dùng quẻ Tốn.
Phàm ba tháng mùa thu, Phế Khí vượng mà Can Khí nhược, yết pháp hàng ngày dùng quẻ Cấn.
Phàm ba tháng mùa đông, Thận Khí vượng mà Tâm Khí nhược, yết pháp hàng ngày dùng quẻ Chấn (7).

Thường tứ quý chi nguyệt ( 8), Tì Khí vượng mà Thận Khí nhược, con người lấy Thận Khí làm căn nguyên, bốn mùa đều có suy nhược. 18 ngày sau cùng của quý nguyệt mỗi mùa, yết pháp hàng ngày dùng quẻ Đoài, vẫn cùng dùng với yết pháp trước. Độc có tháng cuối mùa thu chỉ dùng quẻ Đoài yết pháp, mà ngừng công phu quẻ Cấn.

Yết pháp trên, đầu tiên theo phép trước mà nuốt. Nếu như giữa răng và Ngọc Trì mà không sinh nước bọt, chỉ lấy lưỡi làm đầy trên dưới mà đóng Ngọc Trì, thu hai má, lấy nuốt suông làm phép, chỉ là nuốt Khí, trong Khí tự có Thủy.

Yết khí như một năm 36 đến 49 lần là số; lại một năm, 81 lần; lại thêm một năm, 181 lần, là kiến nghiệm, mới là phép Ngọc Dịch Hoàn Đan.

Hành trì không quá ba năm, tưới tắm Đan Điền, Mộc Dục-tắm gội Thai Tiên, mà Chân Khí càng thịnh. Như thi hành phép Ngọc Dịch Hoàn Đan này, thì trong 300 ngày dưỡng thành Nội Đan, Chân Khí mới sinh.

Quẻ Cấn phi kim tinh, xung động Tam Quan, lên đến Nê Hoàn, liền thi hành phép Kim Dịch Hoàn Đan. Từ trong đỉnh đầu hạ xuống phía trước, Kim Thủy rót xuống, hạ về Hoàng Đình, biến Kim thành Đan, gọi là Kim Đan.

Thi hành Kim Dịch Hoàn Đan, cần ở phòng kín tĩnh lặng, nơi gió ánh sáng người thường không tới được. Đốt hương, chắp tay ngồi xếp bằng. Để thân cúi xuống mà phía sau thăng, vừa cảm thấy Hỏa khởi, chính tọa tuyệt niệm, vong tình nội quán. Đích xác quẻ Cấn phi kim tinh nhập đỉnh đầu, chỉ bớt nghển đầu ưỡn cổ, thả lỏng để dưới cổ như lửa đốt, mới gật đầu hướng ra trước, cúi đầu gập cổ, thoái đầu lưỡi tiến ra sau để chống hàm trên. Trên có nước trong mát, vị thơm ngọt, trên thông Đỉnh Môn, dưới thông bách mạch. Trong mũi ngửi thấy một dạng hương thơm thực sự, trên lưỡi cũng có vị lạ, không nhổ ra mà nuốt xuống, hạ về Hoàng Đình, gọi là Kim Dịch Hoàn Đan.

Xuân hạ thu đông, không phụ thuộc vào thời gian khí hậu, chỉ là sau khi phi kim tinh nhập não, theo thứ tự thi hành phép này, từ Cấn đến Tốn mà thôi. Phép siết Dương Quan lúc chiều tối, từ Đoài đến Càn mà thôi.

Phàm thi hành phép này, cẩn thận tỉ mỉ hơn trước, mới có thể đắc thành. Cuối cùng dừng ở luyện hình trụ thế, trường sinh bất tử mà thôi, không thể siêu thoát.




[Đạo yếu] nói:
识取五行根蒂
方知春夏秋冬
时饮琼浆数盏

1 Tú mị: đẹp tốt mê người

2 Trinh tường: may mắn

3 Dị loại: loài lạ

4 Thụy khí tường yên: thứ khí và khói tốt lành

5 Lễ tuyền chi thảo: suối nước ngọt và cỏ chi, nói chung cũng là tốt

6 Phép phi kim tinh, cũng có thể nuốt

7 Tứ quý chi nguyệt: là bốn tháng cuối của bốn mùa. Ví dụ 3, 6, 9, 12

醉归月殿遨游。
Biết giữ ngũ hành căn đế,
Mới hay xuân hạ đông thu.
Lúc uống Quỳnh Tương vài chén,
Say về Nguyệt Điện rong chơi.
Giải nói:
Biết giữ ngũ hành căn đế là đảo ngũ hành tương sinh tương khắc, mà thời điểm dùng quẻ để thi hành yết pháp không giống nhau.
Mới hay xuân hạ đông thu là việc thay đổi thì có thời hậu.
Quỳnh Tương là Ngọc Dịch.
Nguyệt điện là Đan Điền. Say về là nuốt nhiều.

东望扶桑未晓
后升前咽无休
骤马邀游宇宙
长男只到杨州
Hướng đông mặt trời chưa sáng,
Sau lên trước nuốt không ngừng.
Ngựa phi rong chơi vũ trụ,
Trưởng nam chỉ đến Dương Châu.
Giải nói:
Hướng đông mặt trời chưa sáng là mặt trời chưa lên, là lúc của quẻ Cấn.
Sau lên là phi kim tinh. Trước nuốt là Ngọc Dịch Hoàn Đan.
Ngựa phi là khởi Hỏa, là Ngọc Dịch Luyện Hình. Rong chơi vũ trụ là tràn khắp tứ chi.
Trưởng nam là quẻ Chấn. Chỉ đến Dương Châu là quẻ Li. Ngọc Dịch Luyện Hình bắt đầu từ quẻ Chấn, đến quẻ Li mới dừng.
Trực giải nói:
Ngọc Dịch là Thận Dịch, đi lên đến Tâm, hai Khí tương hợp mà quá Trùng Lâu, thì nước bọt mãn Ngọc Trì, gọi là Ngọc Dịch. Nếu nuốt xuống thì từ Trung Điền mà vào Hạ Điền, thì gọi là Hoàn Đan. Nếu thăng lên thì từ Trung Điền mà vào tứ chi, thì gọi là Luyện Hình, kỳ thực là một vật mà thôi.
Thái Dược 300 ngày này số đủ Thai tròn, mà phi kim tinh thì giảm một quẻ, siết Dương Quan như cũ. Thôi thái Dược, thêm vào yết pháp, yết pháp tùy theo bốn mùa mà thôi. Đây là Luyện Hình Pháp. Sau khi dùng quẻ, thêm vào Luyện Hình, bắt đầu từ quẻ Chấn, lấy quẻ Li làm kỳ hạn, không giới hạn năm tháng ngày, kiến nghiệm mới thôi:
- Thể sắc sáng láng, thần khí tú mị,
- Dần sợ tanh hôi, mà kị ăn uống,
- Phàm tình phàm ái, tâm cảnh tự trừ.
- Chân Khí sắp đủ mà như thường no, ăn không nhiều, ẩm tửu vô lượng.
- Trần cốt đã đổi mà biến đổi cả Thần thức.
- Bước nhanh như ngựa chạy, đi như bay.
- Mắt đen sâu thẳm, thân thể như mỡ đông, tóc xanh mọc lại, nếp nhăn trên mặt biến mất, già lão đi mất mà mãi giữ vẻ đồng nhan.
- Ngửa mặt nhìn lên trăm bộ mà thấy được sợi lông tơ.
- Trong thân thể, sẹo cũ cùng các chỗ bị tật, tự nhiên tiêu trừ.
- Nước mũi nước mắt nước dãi mồ hôi, cũng không thấy có.
- Thánh Đan sinh mùi vị, Linh Dịch tỏa hương thơm.
- Trong miệng mũi, thường có chân hương kỳ vị.
- Nhổ nước bọt thành sữa, có thể trị tật bệnh của người.
- Toàn thân đều thành bạch cao.
Các thứ trên đều là hiệu nghiệm của Ngọc Dịch Hoàn Đan Luyện Hình, kiến nghiệm liền dừng. Cần cẩn thận tỉ mỉ dụng công phu, theo pháp theo thời, mà thi hành hậu sự.
Kim Dịch Hoàn Đan đệ thất
[Phụ Kim Dịch Luyện Hình, khởi Hỏa phần thân,
Kim Hoa Ngọc Lộ, Đại Ký Tế, Hoàng Bạch pháp]
[Kim cáo] nói:
Tích Dương thành Thần, trong Thần có hình, hình sinh ở ngày, ngày sinh ở tháng.
Tích Âm thành hình, trong hình có Thần, Thần sinh ở Kim, Kim sinh ở Thổ.
Theo Âm Dương mà mọc lặn là ánh sáng của nhật nguyệt, nhân số mà sinh ánh sáng, số gốc ở Càn Khôn.
Theo Âm Dương mà thăng giáng là Khí của kim ngọc, nhân thời mà khởi Khí, thời gốc ở Trời Đất.
[Chân nguyên] nói:
Ánh sáng của nhật nguyệt, sau Đán (1) thì dụng cửu, trước Hối (2) thì dụng lục, 6 và 9 là số của Càn Khôn.
Khí của kim ngọc, xuân hạ thì thượng thăng, thu đông thì hạ giáng, thăng giáng là thời của Trời Đất.
Kim sinh ở Thổ, ngọc sinh ở Thạch, Thạch sinh ở Thổ, hiện ra thành hình mà ở bên dưới là như vậy.
Kim Ô trong mặt trời, Ngọc Thố trong mặt trăng, mặt trăng cần Hồn của mặt trời để tỏa sáng, hiện ra thành Thần mà ở bên trên là vậy.

[Bỉ dụ] nói:

Nhật nguyệt như là Khí vậy, Thận Khí như là mặt trăng, mà Tâm Khí như là mặt trời.

Kim ngọc như là Dịch vậy, Thận Dịch như là Kim, mà Tâm Dịch như là Ngọc.

Cái gọi là Ngọc Dịch vốn từ Thận Khí thượng thăng đến Tâm, rồi hợp với Tâm Khí, hai Khí tương giao mà quá Trùng Lâu. Ngậm miệng không cho ra mà nước bọt mãn Ngọc Trì. Nuốt nó xuống thì nói là Ngọc Dịch Hoàn Đan, đưa nó lên thì nói là Ngọc Dịch Luyện Hình. Vì Dịch vốn từ trong Thận tới mà lại sinh ra ở Tâm, nên cũng như thuyết trong Thổ sinh Thạch, trong Thạch sinh Ngọc vậy.
Cái gọi là Kim Dịch tức Thận Khí hợp với Tâm Khí mà không thượng thăng, hun đốt Phế, Phế là Hoa Cái-cái lọng hoa, trùm lên hai Khí. Ngay hôm ấy, mà lấy Phế Dịch tại Hạ Điền, từ huyệt Vĩ Lư đi lên, nới nói là phi kim tinh vào trong não, để bồi bổ Nê Hoàn Cung. Từ trên lại hạ xuống mà vào Hạ Điền, mới nói là Kim Dịch Hoàn Đan. Đã về Hạ Điền rồi lại đi lên, tràn khắp tứ chi, lại thượng thăng ở phía trước, mới nói là Kim Dịch Luyện Hình, cũng là thuyết Kim sinh ở Thổ vậy.

Phàm người muốn Luyện Hình phi kim tinh, lúc ở trong tĩnh thất, cần tránh gió và mặt trời, đốt hương, bí mật thưa: “Tam Thanh Thượng Thánh, thần sở nguyện trường sinh tại thế, truyền hành Đại Đạo, diễn hóa cáo nhân, nên đầu tiên tự thi hành Luyện Hình Pháp, muốn đạt được không sợ nóng lạnh, tuyệt việc ăn uống, thoát ra ngoài Âm Dương”.

Chú xong, mới nuốt xuống.




[Chân quyết] nói:

Ở sau lưng: Huyệt Vĩ Lư gọi là Hạ Quan, Giáp Tích gọi là Trung Quan, não hậu gọi là Thượng Quan. Đầu tiên phải phi kim tinhđể thông Tam Quan.

Thận ví như đất, Tâm ví như trời, lên đến đỉnh đầu ví như Cửu Thiên.
Ngọc Dịch Luyện Hình, từ Tâm đến đỉnh đầu mà thông Cửu Thiên. 300 ngày thì Đại Dược thành, Thai Tiên tròn, mà Chân Khí sinh. Khởi phía trước thì thi hành Ngọc Dịch Luyện Hình theo cách cũ, khởi phía sau thì thi hành phi kim tinh theo cách cũ, Kim Tinh Ngọc Dịch, hành công kiến nghiệm.

Bắt đầu từ quẻ Khảm, khởi phía sau đi lên vào đỉnh đầu, dùng hai tay bịt nhẹ hai tai, nội quán như phép. Nhẹ nuốt nước bọt, mới lấy lưỡi chống chắc lên hàm, dưới bế Ngọc Trì, để đợi nước bọt từ hàm trên hạ xuống thì mới nuốt. Nuốt xong lại khởi, đến quẻ Cấn làm hạn độ.

Xuân đông thì hai lần khởi một lần nuốt, thu hè năm lần khởi một lần nuốt. Thường số lần nuốt, thu hạ không quá số 50, xuân đông không quá số 100. Sau khi nuốt xong, dướn người lên phía trước, để cho Khí tràn khắp đầu mặt, tứ chi, tay, ngón tay mới thôi. Lại khởi lại thăng, đến quẻ Li làm hạn độ. Phàm khởi phía sau nuốt nước bọt này, mới gọi là Kim Dịch Hoàn Đan. Sau khi Hoàn Đan mà lại khởi phía trước, mới gọi là Kim Dịch Luyện Hình.
Từ sau quẻ Cấn, Luyện Hình đến quẻ Li mới dừng. Quẻ Đoài siết Dương Quan, đến quẻ Càn mới dừng. Theo cách khởi phía sau đi lên đến đỉnh đầu, rồi từ trên đi xuống, gọi là Kim Dịch Hoàn Đan. Khí của Kim Đan khởi phía trước, từ dưới đi lên trên, gọi là Kim Dịch Luyện Hình. Hình hiển rõ ngọc thụ kim hoa. Nếu mà Kim Dịch Hoàn Đan chưa đến hạ nguyên (3) mà trước sau đều khởi, thì gọi là Hỏa Khởi Phần Thân-nổi hỏa thiêu thân, đây là Kim Dịch Hoàn Đan Luyện Hình. Đã trước sau đều khởi, thì thiêu đốt cả thân. Phàm thi hành bước này, rất cần cẩn thận tỉ mỉ gắng chí không trễ nải, lấy kiến nghiệm làm thước đo.

[Đạo yếu] nói:

起后终宵闭耳,
随时对饮金液。
宴到青州方住,
日西又听阳歌。
Sau khởi suốt đêm bịt tai,
Tùy thời đối ẩm Kim Dịch.
Vui tới Thanh Châu mới nghỉ,
Nhật tây lại nghe Dương ca.

Giải nói:

Khởi sau suốt đêm bịt tai là thi hành Kim Dịch Hoàn Đan. Cần là trửu hậu phi kim tinh, xung động Tam Quan. Lúc Khí đó mới khởi, cần nhanh chóng lấy hai tay bịt tai, tai là Thận Ba Môn, sợ tiết lậu Thận Khí ra ngoài, mà không vào trong não vậy.
Tùy thời đối ẩm Kim Dịch là đã thấy Khí vào trong não, thì liền theo phép trước, cúi đầu gập cổ, thoái đầu lưỡi chống gần hàm trên, dòng nước thanh ngọt, có hiệu nghiệm kỳ dị, ngọt như vị ngọt của mật. Đương lúc quẻ Cấn phi kim tinh thì nuốt, đến quẻ Chấn mới dừng.
Thanh Châu là quẻ Chấn.

Nhật tây là quẻ Đoài. Lại nghe Dương Ca là từ quẻ Đoài siết Dương Quan, thẳng đến quẻ Càn, hàng ngày dùng quẻ Li, thì không cần phải thái Dược.

饮罢终霄火起
前升后举焚身
虽是不拘年月
日中自有乾坤
Uống xong suốt đêm Hỏa khởi,
Trước thăng sau cử thiêu thân.
Dù là không theo năm tháng,
Trong ngày tự có Càn Khôn.

Giải nói:

Đây chắc chắn là Kim Dịch Luyện Hình Pháp.

Uống xong suốt đêm Hỏa khởi là theo tiền pháp Kim Dịch Hoàn Đan, quẻ Cấn thì Luyện Hình là khởi Hỏa.

Trước thăng sau cử là phi kim tinh mà khởi Hỏa. Phàm lúc Ngọc Dịch Luyện Hình, đầu tiên phía sau khởi kim tinh vào đỉnh đầu, sau khi Hoàn Đan thì lại thăng phía trước để Luyện Hình, cái này là khác so với Kim Dịch Luyện Hình Pháp. Đương lúc phi kim tinh mà khởi Hỏa vào đỉnh đầu, liền khởi phía trước mà Luyện Hình. Trước sau đều khởi, gọi là thiêu thân.

Hỏa khởi mà thi hành Hoàn Đan, cần theo bốn mùa mà gia giảm số lượt thi hành. Phép này không phụ thuộc vào năm tháng ngày giờ, chỉ cần cẩn thận tỉ mỉ chuyên nhất, ở nơi yên lặng vắng vẻ là được.
Trong ngày tự có Càn Khôn là trước Ngọ thiêu đốt Càn, sau Ngọ thiêu đốt Khôn. Lấy trước sau thân người mà nói, thì phía bụng là Khôn, sau lưng là Càn. Trước Ngọ thiêu đốt Càn là trửu hậu phi kim tinh, khởi phía trước mà Luyện Hình vậy. Sau Ngọ thiêu đốt Khôn là từ quẻ Đoài siết Dương Quan đến quẻ Càn mới dừng vậy.
Trực giải nói:

Kim Dịch là Phế Dịch. Bao hàm Long Hổ mà vào Hạ Điền, thì Đại Dược sẽ thành, gọi là Kim Dịch. Trửu hậu rút nó ra mà nhập não, từ trên lại giáng Hạ Điền, thì nói là Hoàn Đan. Lại thăng lên phía trước, tràn khắp tứ chi, từ dưới lên trên, thì gọi là Luyện Hình, cũng gọi là Luyện Hình Thành Khí.

Ở đây cần là Ngọc Dịch Hoàn Đan, Luyện Hình kiến nghiệm, chính cần cẩn thận tỉ mỉ ở nơi vẳng vẻ, đốt hương mà thi hành phép này. Kim Dịch Hoàn Đan mà lần lượt Luyện Hình siết Dương Quan. Như thế ngoài một năm, mới được thiêu thân, thiêu thân tức là quẻ Khảm Luyện Hình phía trước. Lấy trước sau thân người mà nói, phía bụng là Khôn, sau lưng là Càn. Thiêu thân trước Ngọ thiêu đốt Càn là kim tinh, sau Ngọ thiêu đốt Khôn siết Dương Quan. Phàm thiêu đốt Càn từ dưới lên trên, trước sau đều khởi. Đông hè ba ngày hoặc năm ngày, thì thi hành phép kí tế, để đề phòng bị thái quá. Khiến cho Kim Đan được tốt thêm, mới thiêu thân mà nuốt trong khi khởi Hỏa, kiến nghiệm mới dừng.

Nội chí thanh cao mà hợp Thái Hư,
Hồn Thần không đi chơi mà tuyệt mộng mị,
Dương Tinh thành thể, Thần Phủ kiên cố,
Bốn mùa không sợ nóng lạnh, thần thái biến đổi dung nhan.
Thường nhân đối diện, tuy ngươi là người phú quý,
Mà cảm thấy tanh hôi, vì ngươi là phàm cốt tục thể.
Công hành mãn túc, mật thụ Tam Thanh Chân Triện
Âm Dương biến hóa, nhân sự tai phúc, Thần linh đều có thể dự đoán,
Mắt nhìn trần tục, Tâm tuyệt vạn cảnh,
Chân Khí sung mãn, miệng tuyệt ăn uống, Dị Khí thấu xuất,
Kim sắc Tiên cơ, có thể so với Ngọc Nhụy,
Nơi đi nơi đến, thần đất nơi đó tự tới tương kiến, sử dụng hay gọi tới, đều theo ý ta.
Chân Khí Thuần Dương, có thể khô được Ngoại Hống.
Kim Dịch Hoàn Đan ở trên, sau khi Hoàn Đan, thì ứng nghiệm Kim Dịch Luyện Hình.
Trên là Trung Thừa tam môn, là Địa Tiên.


1 Đán: mùng 1 âm lịch

2 Hối: 30 âm lịch

3 Có sách nói: Hạ nguyên là Nguyên Khí của hạ tiêu, đây chắc là chỉ Hạ Điền




Hạ quyển

Đại thừa siêu phàm nhập thánh pháp tam môn
Triêu nguyên luyện Khí đệ bát
Siêu Nội Viện, luyện Khí thành hình, Tử Kim Đan,
luyện Dương Thần, đỉnh tụ tam hoa

[Kim cáo] nói:

Nhất Khí mới phân, Đại Đạo có hình mà bày ra hai nghi ( 1). Hai nghi định vị, thì Đại Đạo hữu danh mà phân ra Ngũ Đế. Ngũ Đế tha hương, mỗi thứ chiếm một phương. Ngũ phương khác Khí, mỗi nơi giữ một con.
Con của Thanh Đế, được Giáp Ất nhận, thiên chân là Mộc Đức Cửu Khí.
Con của Bạch Đế, được Canh Tân nhận, thiên chân là Kim Đức Thất Khí.
Con của Hắc Đế, được Nhâm Quý nhận, thiên chân là Thủy Đức Ngũ Khí.
Con của Xích Đế, được Bính Đinh nhận, thiên chân là Hỏa Đức Tam Khí.
Con của Hoàng Đế, được Mậu Kỷ nhận, thiên chân là Thổ Đức Nhất Khí.
Từ Nhất Khí sinh Chân Nhất, Chân Nhất vì ra từ Thổ, nên vạn vật sinh thành tại Thổ, ngũ hành sinh thành tại Nhất. Chân Nguyên Chi Đạo đều là Nhất Khí mà sinh.

[Ngọc thư] nói:

1, 3, 5, 7, 9, là Đạo phân chia mà có số.
Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, là Đạo biến hóa mà có hình tượng.
Đông Tây Nam Bắc Trung, là Đạo bày ra nên có vị trí.
Thanh Bạch Xích Hoàng Hắc, là Đạo tản ra mà có chất.
Số quay về không có số, tượng phản về không có tượng, vị trí trở lại không có vị trí, chất hoàn về không có chất.
Muốn Đạo không có số, không phân chia thì không có số vậy.
Muốn Đạo không có tượng, không biến hóa thì không có tượng vậy.
Muốn Đạo không có vị trí, không bày ra thì không có vị trí vậy.
Muốn Đạo không có chất, không tản ra thì không có chất vậy.
Không có số là nguồn của Đạo, không có tượng là gốc của Đạo, không có vị trí là cái Chân của Đạo, không có chất là Diệu của Đạo.

[Chân nguyên] nói:

Nguồn của Đạo đã phân thì giáng gốc lưu ngọn. Người ngộ được cái Chân của nó thì nhân cái Chân mà tu Chân, bên trong đã Chân thì bên ngoài cũng tự Chân ứng theo vậy. Người hiểu được cái Diệu của nó thì nhân cái Diệu mà tạo Diệu, bên trong đã Diệu thì bên ngoài cũng tự Diệu ứng theo vậy.
Trời Đất đắc cái Chân của Đạo, mà Chân đó chưa ứng, nên không tránh được có vị trí.
Trời Đất đắc cái Diệu của Đạo, mà Diệu đó chưa ứng, nên không tránh được có chất.
Có chất thì có thể tìm ra tượng, có vị trí thì có thể suy ra số. Trong khoảng Trời Đất, trong vạn vật, chỉ có người là quý nhất. Theo việc Trời Đất có tượng có thể tìm tòi, nên biết được chất khí và chất thủy của nó. Theo việc Trời Đất có số có thể suy đoán, nên biết vị trí xa và gần. Xem xét như thế thì Đạo cũng chẳng xa người đâu.

[Bỉ dụ] nói:

Trời Đất có Ngũ Đế, như con người có ngũ tạng.
Thanh Đế: Giáp Ất Mộc, Giáp là Dương, Ất là Âm, như là Khí và Dịch của Can.
Hắc Đế: Nhâm Quý Thủy, Nhâm là Dương, Quý là Âm, như là Khí và Dịch của Thận.
Hoàng Đế: Mậu Kỷ Thổ, Mậu là Dương, Kỷ là Âm, như là Khí và Dịch của Tì.
Xích Đế: Bính Đinh Hỏa, Bính là Dương, Đinh là Âm, như là Khí và Dịch của Tâm.
Bạch Đế: Canh Tân Kim, Canh là Dương, Tân là Âm, như là Khí và Dịch Phế.
Thường các mùa xuân hạ thu đông khác nhau, thì Tâm Phế Can Thận vượng theo tháng.


[Chân quyết] nói:

Phàm ba tháng mùa xuân, Can Khí vượng. Can vượng là phụ mẫu Chân Khí, theo độ số của trời mà vận chuyển ở Can. Nếu gặp ngày Mộc, Giáp Ất khắc Thổ, vào giờ Thìn Tuất Sửu Mùi, theo thời mà khởi Hỏa luyện Tì Khí. Lúc quẻ Đoài các ngày còn lại, tổn Kim mà hao Phế Khí, lúc này không thể hạ công. Vào lúc quẻ Khảm, y pháp khởi Hỏa luyện Thận Khí. Lúc quẻ Chấn thì nhập thất, vào nhiều ra ít, hơi thở trụ là hơn cả, dần dần bế lâu thêm, đếm đến 1.000 hơi làm hạn độ ( 2). Lúc đó nội quán như pháp, mặc cho minh tâm bế mục ( 3), màu xanh tự hiện. Dần dần dướn người để nhập Nê Hoàn, từ Dần đến Thìn mà đầy quẻ Chấn.

Phàm ba tháng mùa hè, Tâm Khí vượng. Tâm vượng là phụ mẫu Chân Khí, theo độ số của trời mà vận chuyển ở Tâm. Nếu gặp ngày Hỏa, Bính Đinh khắc Kim, lúc quẻ Đoài, y pháp khởi Hỏa luyện Phế Khí. Lúc quẻ Khảm các ngày còn lại, tổn Thủy mà hao Thận Khí, lúc này không thể hạ công. Lúc quẻ Chấn, y pháp khởi Hỏa luyện Can Khí. Lúc quẻ Li thì nhập thất, hành trì như trước, màu đỏ tự hiện. Dần dần dướn người để nhập Nê Hoàn, từ Tị đến Mùi mà đầy quẻ Li. (4)

Phàm ba tháng mùa thu, Phế Khí vượng. Phế vượng là phụ mẫu Chân Khí, theo độ số của trời mà vận chuyển ở Phế. Nếu gặp ngày Kim, Canh Tân khắc Mộc, lúc quẻ Chấn, y pháp khởi Hỏa luyện Can Khí. Lúc quẻ Li các ngày còn lại, tổn Hỏa mà hao Tâm Khí, lúc này không thể hạ công. Lúc quẻ Tốn, y pháp khởi Hỏa luyện Tì Khí. Lúc quẻ Đoài thì nhập thất, hành trì như trước, màu trắng tự hiện. Dần dần dướn người để nhập Nê Hoàn, từ Thân đến Tuất mà đầy quẻ Đoài. (5)

Phàm ba tháng mùa đông, Thận Khí vượng. Thận vượng là phụ mẫu Chân Khí, theo độ số của trời mà vận chuyển ở Thận. Nếu gặp ngày Thủy, Nhâm Quý khắc Hỏa, lúc quẻ Li, y pháp khởi Hỏa luyện Tâm Khí. Lúc giờ Thìn Tuất Sửu Mùi các ngày còn lại, tổn Thổ mà hao Tì Khí, lúc này không thể hạ công. Lúc quẻ Đoài, y pháp khởi Hỏa luyện Phế Khí. Lúc quẻ Khảm thì nhập thất, hành trì như trước, màu đen tự hiện. Dần dần dướn người để nhập Nê Hoàn, từ Hợi đến Sửu mà đầy quẻ Khảm (.6)

Giải nói:

Xuân luyện Can, ngàn hơi thở thì Thanh Khí-khí xanh xuất. 18 ngày cuối xuân, không cần hành trì như trước, chỉ lấy định tức làm pháp, suốt ngày tĩnh tọa, để bồi dưỡng Tì, mà luyện Chân Khí của mình. Mới có thể quẻ Khảm khởi Hỏa luyện Thận, vì sợ hao Chân Khí đó.
Hè luyện Tâm, ngàn hơi thở thì Xích Khí-khí đỏ xuất. 18 ngày cuối hè, không cần hành trì như trước, chỉ lấy định tức làm pháp, suốt ngày tĩnh tọa, tu luyện như trước. Mới có thể lúc quẻ Chấn khởi Hỏa như trước.

Thu luyện Phế, ngàn hơi thở thì Bạch Khí-khí trắng xuất. 18 ngày cuối thu, không cần hành trì như trước, chỉ lấy định tức làm pháp, suốt ngày tĩnh tọa. Mới có thể lúc quẻ Tốn khởi Hỏa như trước.
Đông luyện Thận, ngàn hơi thở thì Hắc Khí-khí đen xuất. 18 ngày cuối đông, không cần hành trì như trước, chỉ lấy định tức làm pháp, suốt ngày tĩnh tọa, không cần hành trì như trước, chỉ lấy định hơi thở làm pháp, suốt ngày tĩnh tọa. Mới có thể lúc quẻ Đoài khởi Hỏa như trước.

Luyện cho đến khi Hoàng Khí-khí vàng phát sáng, thầm quán vạn đạo, bao phủ toàn thân.

Phàm phép định tức, không phải là cưỡng lưu mà đóng chặt. Chỉ là miên miên nhược tồn, dụng chi bất cần ( 7), từ hữu nhập vô, khiến nó tự trụ. Phép thái Dược, ngậm nước bọt giữ chặt để ép tâm, khiến Chân Khí không tán. Phàm nhập thất, cần đóng cửa, một mình nơi vắng vẻ tĩnh lặng, tránh xa gà chó đàn bà con gái và toàn bộ các vật mình không thích. Hơi mở tiểu khiếu [Hai mắt], để đủ sáng để phân rõ các vật, không để gió và ánh mặt trời thấu khí, không được để có tiếng động. Cần lạnh lòng dừng suy nghĩ, sự lụy đều bỏ, trong ngoài ngưng tịch, không để vật gì làm cho chú ý.
Vì là Dương Thần mới tụ, Chân Khí mới ngưng, phải coi như Anh Nhi-trẻ sơ sinh, còn chưa cứng cáp, sớm tới đốt hương, quỳ gối rập đầu: Một khấn trời, hai khấn Thiên Tiên, ba khấn Địa Tiên, ba lễ đã xong, tĩnh tọa vong cơ, mà thi hành phép này.

Vẫn cần phép trước, lần lượt kiến nghiệm. Nếu coi thường đạo này, thì sợ chỉ uổng công, cuối cùng cũng chẳng thành. Chỉ là Âm Phách xuất xác mà thành Quỷ Tiên.

[Đạo yếu] nói:

Phàm thi hành phép này, không giới hạn năm tháng ngày giờ. Cứ y theo phép trước, đến kiến nghiệm mới dừng. Khí đó tự hiện ra, cần là cẩn thận tỉ mỉ không biết mệt, bỏ hết ngoại sự. Chỉ ở trong mật thất dụng ý. Tính toán thời gian, dùng hai đứa bé Thuần Dương, hoặc kết giao môn sinh, thay nhau qua lại, giúp đỡ hơn nghìn ngày, có thể xong một lần. Một lần mà đoạt toàn bộ, 100 ngày kiến công, 500 ngày Khí đủ, có thể thi hành nội quán.

Sau đó tụ Dương Thần để nhập Thiên Thần, luyện Thần hợp Đạo, nhập thánh siêu phàm. Cái hiệu nghiệm của luyện Khí, chỉ thấy thân thể cực sướng, thường muốn bay lên, đan quang thấu cốt, hương lạ khắp phòng. Tiếp đó trong khi tĩnh thì ngoại quán, thấy ráng tím đầy mắt, trên đỉnh đầu nhìn xuống, Kim Quang trùm thân thể, kỳ quái chứng nghiệm không thể kể hết.

Nội quan giao hoán đệ cửu
[Tập Dương Thần, ma Thiên Hỏa giao hoán Tiên Phàm,
Chân không nhân gian, Thiên thượng Hoa Tư quốc]
[Kim cáo] nói:
Đại Đạo vốn vô thể-không có thể, ngụ ý ở khí thì Đạo lớn đến mức không có gì ở ngoài nó, không có vật gì có thể chứa được. Đại Đạo vốn vô dụng-không có dụng, vận vào vật thì độ sâu của Đạo không dò được, không có lý gì có thể đến tận cùng được.
Lấy thể mà nói Đạo, thì Đạo bắt đầu có phân biệt trong ngoài.
Lấy dụng mà nói Đạo, thì Đạo bắt đầu có cái nền của quan kiến ( 8).
Quán vào trong mà không quán ra ngoài, thì bên ngoài không có gì không đến tận cùng mà bên trong được sáng vậy. Quán vào Thần mà không quán vào hình, thì hình không gì không đủ mà Thần hiện được vậy.

[Chân nguyên] nói:

Lấy Nhất Tâm quán vạn vật, không ngờ vạn vật hữu dư.
Lấy vạn vật nhiễu Nhất Khí, không ngờ Nhất Khí không đủ.
Nhất Khí quy Nhất Tâm, Tâm không thể bị vật đoạt đi.
Nhất Tâm vận Nhất Khí, Khí không thể bị pháp sai khiến.
Nguồn của Tâm trong suốt, nhất chiếu vạn phá, thì không biết là có vật.
Khí tranh cương cường, vạn cảm mà ngừng lại, thì không biết là có pháp.
Vật vật vô vật, mà quay về bản lai hình tượng.
Pháp pháp vô pháp, mà hoàn toàn tự đắc được Chân.

[Bỉ dụ] nói:

Dựa vào tượng mà sinh hình, nhân hình mà lập danh. Hữu danh thì suy được số, có số thì đắc được lý. Vì cao thượng hư vô, không vật gì có thể làm tỉ dụ được.
Cái mà có thể mang ra so sánh được, là như sự tu luyện của con người. Thứ tự không sai, thì thành tựu sẽ lần lượt đến. Cái Khí xung hòa ngưng mà không tán. Chí Hư Chân Tính, điềm đạm vô vi, Thần hợp với Đạo, quy về tự nhiên.
Đương lúc này, coi vô tâm là tâm, thì làm sao mà nói là ứng vật được? Coi vô vật là vật, thì sao gọi là dụng pháp? Thực sự sung sướng vui vẻ, không biết ta có thân này, dần nhập vào Vô Vi Chi Đạo, để vào nơi Hi Di, đó là thành nhập thánh siêu phàm khách.

[Chân quyết] nói:

Pháp hợp Đạo này, cũng như thường nói về cái lý tồn tưởng, cũng như lúc thiền tăng nhập định. Cần chọn đất lành mà làm mật thất, quỳ lễ đốt hương, ngồi xếp bằng ngay ngắn, xõa tóc nới lỏng y hục, tồn Thần chắc chắn, minh tâm bế mục.

Trước giờ Ngọ nhẹ nhàng dướn người, khởi Hỏa luyện Khí.

Sau giờ Ngọ nhẹ nhàng thu người, tụ Hỏa thiêu Đan.

Không phụ thuộc ngày đêm, Thần thanh Khí hợp, tự nhiên sung sướng.
Lúc tĩnh tọa nếu nghe thấy âm thanh thì không nghe, thấy cảnh vật thì không nhận, vật cảnh sẽ tự tán.

Nếu nhận vật cảnh, thì chuyển thành thêm ma chướng. Ma chướng không lui, thì nhanh chóng hướng ra phía trước, co người lại, co lại mà vươn vai, sau đó ưỡn ngực ra, ưỡn mà không vươn vai, đợi một chút thì trước sau Hỏa khởi đi lên cao, thân không được động, gọi là thiêu thân. Hỏa thoái thì ma chướng tự tán ra ngoài thân, Âm tà không nhập vào trong xác, cứ vậy hai ba lần là xong. Cần tưởng tượng là khắp khoảng Trời Đất, đều là lửa nóng, Hỏa hết thì thanh mát, không còn một vật.

Chỉ thấy xe ngựa ca múa, xe lọng lụa là, phú quý phồn hoa, người vật vui vẻ, thành đội thành hàng. Mây ngũ sắc bay lên, như đăng Thiên Giới. Đến giữa chỗ đó, lại thấy lâu đài chót vót, tự viện vòng quanh, trân châu kim ngọc, tràn đầy mặt đất, hoa quả ao đình, không biết là bao nhiêu nữa. Một lát thì dị hương khởi bốn bề, kĩ nhạc âm thanh, ríu ra ríu rít. Tân bằng mãn tọa, sơn hào hải vị đủ cả, vừa cười vừa nói, chúc mừng thái bình, đồ đạc trân quý, thay nhau hiến thụ.

Đương lúc này, dù không phải là Âm quỷ Ma quân, cũng không được nhận là việc tốt. Người tu chân, tuyệt hết ngoại sự, cam thụ tịch mịch. Hoặc tiềm tích nơi giang hồ, hoặc ẩn thân nơi vắng vẻ. Tuyệt niệm vong tình, cử động cẩn thận. Lâu ngày siêng năng, mà từ từ trải qua. Một ngày công thành pháp lập, khắp nơi đều là phồn hoa như vậy, lại không coi là Âm Ma, mà nhận lầm là thực đến Thiên Cung. Thực không biết thoát phàm thai, trong đỉnh đầu mình là bên trong Thiên Cung. Vì tham luyến mà coi là thực cảnh, không dùng phép siêu thoát, chỉ để ở trong thân. Dương Thần không xuất thì Thai Tiên không hóa. Mới nói là lên thoát bên trên con đường mê, là Lục Địa Thần Tiên, chỉ có thể trường sinh bất tử mà thôi, không thể thoát chất thăng Tiên, mà về Tam Đảo, mà thành Tiên Tử, đến đây thật là đáng tiếc!

Người học cần tự nghĩ siêu thoát tuy khó nhưng không thể không thi hành.

[Đạo yếu] nói:

Nếu không tận được pháp là do ít tỉnh ngộ vậy.

Siêu thoát phân hình đệ thập
[Xuất nhập phân hình, Thần Tiên thoát chất,
Siêu phàm nhập thánh]
[Kim cáo] nói:
Đạo vốn Vô, lấy Hữu mà nói thì không phải là Đạo.
Đạo vốn Hư, lấy Thực mà nói thì không phải là Đạo.
Đã là Vô Thể, thì hỏi đáp đều không thể vậy.
Đã là Vô Tượng, thì nghe nhìn đều không thể vậy.
Coi huyền vi là Đạo, thì huyền vi cũng không thoát khỏi liên quan đến vấn đáp.
Coi Hi Di là Đạo, thì Hi Di cũng không tránh khỏi liên quan đến nghe nhìn.
Hi Di huyền vi vẫn còn chưa là Đạo, thì Đạo cũng không biết tại sao lại vậy.

[Ngọc thư] nói:

Cái gì đến thì có chỗ bắt đầu, mà không biết cái bắt đầu của Đại Đạo, sao lại vậy?
Cái gì đi thì có chỗ kết thúc, mà không biết cái kết thúc của Đại Đạo, sao lại vậy?
Phía trên cao vòi vọi dù có cái bên trên, mà không biết phía trên của Đại Đạo thì không có tận cùng.
Phía dưới sâu thăm thẳm dù có cái ở dưới, mà không biết phía dưới Đại Đạo thì không có cực.
Mênh mông mờ mịt mạc trắc gọi là Đạo, tùy vật nào được mà bày ra các loại khác nhau, Vô Vi Chi Đạo, không thể nghiên cứu đến tận cùng được.

[Chân quyết] nói:

Siêu là siêu xuất phàm thể mà nhập Thánh phẩm.
Thoát là thoát khỏi tục thai mà thành Tiên Tử.
Là Thần nhập Khí Thai, Khí toàn Chân Tính,

Công phu lúc trước cần phải được kiến nghiệm chính đáng tỉ mỉ, mới vào ở trong phòng thanh tĩnh, để nhập Hi Di cảnh. Nội quán nhận Dương Thần, tiếp là khởi Hỏa giáng Ma, thiêu thân tụ Khí, Chân Khí thăng tại Thiên Cung, trong xác thì thanh tĩnh, không còn một vật. Cần chọn nơi yên tĩnh, cứ thế mà nội quán.

Ba lễ đã xong, bình thân không cần dướn cao, ngồi ngay ngắn không cần thu người. Bế mục minh tâm, sau khi tĩnh cực triêu nguyên, thân thể như tại không trung, Thần Khí bồng bềnh, khó mà chế ngự. Cứ âm thầm nội quán, sáng rõ không mờ, sơn xuyên tú lệ, lâu các lờ mờ, Tử Khí ( 9) hồng quang, xôn xao bày đặt, tường loan thái phượng, âm thanh du dương. Dị cảnh phồn hoa, có thể nói là chân thú trong bầu, mà động thiên biệt cảnh, tiêu dao tự tại, bặt tăm không biết đến hệ lụy nơi trần thế. Là nơi Chân Không, Khí đó tự chuyển, không cần dụng pháp theo thời.

Nếu thấy Thanh Khí xuất phương đông, thì sáo sênh trong trẻo, cờ tiết xe ngựa, tả hữu tiền hậu, không biết nhiều ít. Chốc lát thì phương nam Xích Khí xuất, phương tây Bạch Khí xuất, phương bắc Hắc Khí xuất, trung ương Hoàng Khí xuất. Ngũ Khí kết tụ mà thành đám mây màu, nhạc khí ríu rít, hỉ khí vui vẻ, Kim Đồng Ngọc Nữ, phù ủng tự thân, hoặc cưỡi Hỏa Long, hoặc trên Huyền Hạc, hoặc cưỡi Thái Loan, hoặc kị Mãnh Hổ, thăng lên không trung, tự trên xuống dưới, những nơi ta gặp, lâu đài quán vũ, không thể kể hết, thần đất quan lại, không thể nói đủ.

Lại đến một chỗ, nữ nhạc vạn hàng, quan liêu xếp hàng, như nghi thức đế vương ở nhân gian, thánh hiền đến kín. Đương lúc này, có thấy cũng như không có ai, thừa giá mà thượng thăng, cho đến một cửa, binh vệ nghiêm túc, thì không được phạm. Phải trái trước sau, quan liêu nữ nhạc, lưu luyến không thôi, cuối cùng không qua đuợc cửa. Xe lọng lật nghiêng, từ trên xuống dưới, lại nhập vào nơi ở cũ. Cứ như vậy lên trên xuống dưới không ngại số lượng, là phép điều Thần xuất xác.

Tích dần thuần thục, thăng một cái là đến Thiên Cung, giáng một cái là về chỗ cũ. Trên dưới tuyệt không trở ngại, là từ dưới mà đi lên. Như là lên Bảo Tháp bẩy bậc, hoặc như lên ba tầng Quỳnh Lâu, bắt đầu thì một bậc rồi lại một bậc, lên hết bẩy bậc, đã tới trong đỉnh đầu, tức thì không được nhìn xuống, sợ Thần kinh hoảng mà lưu luyến thân thể không chịu xuất. Đã lên trên bẩy bậc, thì nhắm mắt liền qua, như ngủ như thức, thân ngoại hữu thân. Hình như Anh Nhi, thịt da trong trẻo, thần thái sáng láng. Nhìn lại thân thể cũ, cũng không thấy có, mà chỉ nhìn thấy, như là đống phân, cũng như khô mộc. Dù chán ghét vạn lần, không thể tức thời bỏ ngay mà viễn du.
Vì Thần đó xuất chưa thuần thục, Thánh Khí ngưng kết mà thành. Cần là lại nhập bản thân, qua lại ra vào, tùy tiện ngao du. Bắt đầu thì một bước hai bước, tiếp thì hai dặm ba dặm. Tích dần thuần thục, mới như tráng sĩ duỗi tay, có thể ngàn dặm vạn dặm, mà hình Thần lớn mạnh, dũng khí kiên cố. Sau đó gửi thân phàm vào nơi danh sơn đại châu, ở bên ngoài qua lại ứng thế, không như bọn phàm tục tầm thường.

Hoặc hạnh đã đủ thì nhận Thiên Thư, cưỡi loan thừa phượng, cưỡi hổ kị long, tự đông tự tây, mà vào Tử Phủ. Đầu tiên gặp Thái Vi Chân Quân, tiếp đó xuống ở Đảo. Muốn lên Động Thiên, thì cần truyền đạo tích hạnh ở nhân gian, rồi nhận Thiên Thư mà thăng Động Thiên, mà thành Thiên Tiên.

Phàm thi hành phép này, cổ kim ít người thành:
- Vì công phu chưa đủ mà muốn thi hành nhanh chóng, coi thường đạo này.

- Hoặc công nghiệm chưa chứng, mà chỉ lo tĩnh tọa, mong cầu siêu thoát.
- Hoặc Âm Linh không tán, xuất thành Quỷ Tiên, người chẳng thấy hình, qua lại đi đứng, cuối cùng không có chỗ về. Chỉ có đầu thai mượn xác, đoạt thân xác của người, mà lại trở thành người.
- Hoặc xuất nhập không thuần thục, vãng lai vô pháp, một đi một đến, không biết cách mà quay lại thân thể, Thần Hồn không biết chỗ ở. Đó là sự tọa hóa của tăng lữ, là thi giải của đạo sĩ.
Cho nên thi hành Đạo này, cần là công phu lúc trước kiến nghiệm chính đáng, rồi tìm đất xây phòng, để tránh xa toàn bộ các vật tanh hôi, các khí xú ác, các âm thanh qua lại, sắc đẹp của phụ nữ. Không chỉ xúc phạm đến Chân Khí, mà Thần cũng chán ghét.
Đã xuất lại nhập, nhập mà không xuất, thì hình thần câu diệu, thọ cùng Trời Đất, mà gặp hạo kiếp thì không chết. Đã nhập lại xuất, xuất mà không nhập, thì như ve thoát vỏ, dời Thần nhập Thánh. Đây là siêu phàm thoát tục, mà thành Chân Nhân Tiên Tử, mà ở bên ngoài phong trần, ở nơi Tam Đảo vậy.

[Đạo yếu] nói:

Không tận được pháp là do diệt tức vậy.
Trên là bí quyết siêu phàm nhập thánh.
Trên là Đại Thừa tam môn, là Thiên Tiên.

1) Là nghi Âm và nghi Dương

(2) 1.000 hơi trở lên càng tốt, lấy việc hơi thở nhẹ dần làm hạn độ, nếu hơi thở đã trụ thì không cần đếm tiếp.

3) Bế mục: nhắm mắt. Minh tâm: Thâm cư tĩnh thất, đoan củng mặc nhiên. Không bợn trần ai, không còn lo lắng, vi tư vô vi, nhiệm vận tự như, không thấy, không nghe, bão thần dĩ tĩnh, không trong không ngoài, ly tướng, ly không, ly mê, ly vọng, thể hàm hư tịch, thường giác, thường minh (trích Tính Mệnh Khuê Chỉ).

4) 1.000 hơi trở lên càng tốt, như trên đã nói.

5) 1.000 hơi trở lên càng tốt, như trên đã nói.

6) 1.000 hơi trở lên càng tốt, như trên đã nói.

7) Xem Đạo Đức Kinh

8) Quan Kiến: quan là nhìn xem, hình tượng đã xem, ý thức. Kiến là thấy. Quan kiến là quan sát nhìn thấy, tức là có phân biệt. (Theo Cao Đài từ điển)

9) Tử Khí: Khí màu tím.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đao Lợi Thiên Cung là gì?

Tiên Phật Hợp Tông Ngữ Lục - Cát Vương Chu Thái Hòa hỏi 19 câu

Lữ Tổ Tâm Kinh